Nên sử dụng máy gặt xuất xứ Nhật hay Thái?

Bài viết hay Tin nổi bật

Máy gặt đập liên hợp từ lâu đã có mặt tại Việt Nam để giúp cho hoạt động gặt lúa của nhà nông trở nên dễ dàng hơn và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Chính sự tiện lợi này cũng đã khiến cho người nông dân phải băn khoăn về chất lượng của chúng khi có quá nhiều sự lựa chọn hiện nay, điều mà chúng tôi muốn nói đến ở đây chính là nguồn gốc xuất xứ của máy gặt.

Máy gặt đập liên hợp đang hoạt động trên ruộng lúa Việt Nam
Máy gặt đập liên hợp đang hoạt động trên ruộng lúa Việt Nam

Theo như các thống kê cho thấy, nhà nông hiện tại đang sử dụng hai nguồn gốc máy gặt chủ yếu đến từ Thái Lan và Nhật Bản. Chúng ta đều biết rằng, Nhật Bản là một Quốc gia có nền công nghiệp hiện đại vì thế công nghệ máy móc đều được cải tiến một cách đáng kể và mang lại nhiều lợi thế cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng . Nhưng cũng không thể phủ nhận sự đi lên của máy gặt Thái vì có rất nhiều thông tin cho rằng: loại máy gặt Kubota Thái Lan đang được ưa chuộng nhiều nhất và ngày càng khẳng định được vị thế của chúng trên thị trường Việt Nam. Chính vì thế bài viết này sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định cho mình khi lựa chọn 1 trong hai nguồn gốc xuất xứ này.

Máy gặt đập liên hợp Nhật Bản

Để có thể phân tích được rõ những thông số về máy gặt xuất xứ Nhật Bản, chúng tôi sẽ lựa chọn thương hiệu máy gặt nổi tiếng Yanmar để làm rõ cho những phân tích sau đây.

Yanmar là một trong những hãng máy gặt nổi tiếng và là một tập đoàn sản xuất máy nông nghiệp lớn nhất Nhật Bản, điều đặc biệt ở đây đó là tập đoàn lớn mạnh này đã có hơn 100 năm hoạt động và phát triển cho đến tận bây giờ. Vì thế khi nhập khẩu máy về Việt Nam, họ luôn đánh giá và cân nhắc về các điều kiện ruộng lúa tại thị trường này để đưa ra những cải tiến phù hợp nhất.

Hiện nay, dòng máy gặt được phổ biến và được sự tin dùng nhiều nhất của người Việt đó là Yanmar AW70V và Yanmar AW82V với thông số kỹ thuật như sau:

Thông số kỹ thuật của máy Yanmar AW82V
Thông số kỹ thuật của máy Yanmar AW82V

Máy gặt Nhật Bản sở dĩ được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam là do phụ tùng của chúng dễ mua và bà con nông dân có thể tìm thấy ở nhiều địa điểm bán phụ tùng quen thuộc, bên cạnh đó, máy gặt Nhật còn hỗ trợ cho người dân gắn thêm những phụ kiện cần thiết trong suốt quá trình sử dụng chẳng hạn như dàn băm rơm. Mặc dù chính sách bảo hành rất chuyên nghiệp và chu đáo và sẵn sàng bảo dưỡng định kỳ một cách miễn phí, nhưng theo nhiều đánh giá khách quan thì đôi khi máy gặt Nhật lại xảy ra các lỗi hư hỏng nhẹ mà đòi hỏi người nông dân phải nhanh chóng sửa chữa để không làm tổn hại đến toàn hệ thống của máy.

Máy gặt Yanmar thương hiệu Nhật
Máy gặt Yanmar thương hiệu Nhật

Cho dù đã được thành lập rất lâu nhưng Yanmar chỉ mới gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2014 chính vì thế công ty đang từng bước khẳng định tên tuổi của mình và cũng đang là đối thủ “nặng ký” của máy gặt đập liên hợp Thái Lan Kubota về các ưu điểm như: tiết kiệm nhiên liệu, vận hành tốt trên ruộng lúa Việt Nam, thóc sạch và thất thoát ít.

Máy gặt Kubota Thái Lan

Kubota thương hiệu Thái Lan đã rất quen thuộc đối với người nông dân khi nhận được nhiều đánh giá tích cực về chất lượng cũng như độ thích hợp trên ruộng lúa. Chúng tôi muốn giới thiệu về máy Kubota DC60 để làm rõ các tính năng cũng như đánh giá sâu sắc hơn về máy gặt nguồn gốc Thái Lan.

Máy gặt đập liên hợp Kubota Thái Lan
Máy gặt đập liên hợp Kubota Thái Lan

Máy gặt Kubota được sản xuất ở nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Thái Lan và cả Việt Nam, tuy nhiên theo những đánh giá khách quan nhất, chúng tôi lại nhận được rất nhiều điểm mạnh về máy gặt đập liên hợp Kubota đến từ Thái Lan và cho rằng đây là thương hiệu đang phổ biến nhất ở dòng máy gặt đập liên hợp  hiện nay.

Dòng máy DC60 đã có mặt trên thị trường Việt vào năm 2008 và được bà con ưa chuộng cho đến tận hiện nay tại, dòng máy gặt phổ biến này ngày càng được nâng cấp và tạo ra những ưu điểm vượt trội, khi chúng giúp nhà nông thu hồi vốn nhanh chóng, giảm sức lao động và giảm hao hụt cũng như thất thoát lúa trong quá trình gặt.

Thông số kỹ thuật của máy cụ thể như sau:

– Thùng đập dọc.

– Kích thước: 4,800 x 2175 x 2800 mm.

– Trọng lượng: 2,450 kg.

– Trang bị động cơ diesel: 4 xi lanh, 1 hàng thẳng đứng, hệ thống làm lạnh 4 vòng, động cơ 60 mã lực, vòng tua 2700 rpm.

– Bộ truyền động biến: 2 cấp tốc độ gồm 2 tiến và 2 lùi.

Bảo hành theo tiêu chuẩn Kubota Thái Lan, đây là những tiêu chuẩn thích hợp và có lợi cho người nông dân. Ban có thể tham khảo tại website haisonco.vn.

Trên đây là những ý kiến về 2 nguồn gốc của loại sản phẩm máy gặt, hy vọng sẽ giúp cho bà con nông dân có được những lựa chọn phù hợp nhất.

Xem thêm: “Máy cày” Thái Lan giúp gì cho nông nghiệp Việt?

Trả lời