Tiểu sử Maria Montessori, nguồn gốc của phương pháp giáo dục sớm Montessori

Bài viết hay Giáo dục Thông tin giáo dục

Tiểu sử bà Maria Montessori

Tiểu sử bà Maria Montessori

Tiểu sử bà Maria Montessori

TS. Maria Montessori sinh ngày 31/08/1870 tại một thị trấn nhỏ ở Chiaravalle nước Ý.

Bà là nhà giáo dục, bác sĩ người Ý. Năm 26 tuổi sau khi tốt nghiệp Đại học Roma. Bà được giữ lại làm Bác sĩ chuyên khoa lâm sàng tại viện tâm thần của trường. Và trở thành nữ Bác sĩ đầu tiên trong lịch sử nước Ý.

Sau đó bà tiếp tục học về giáo dục học, tâm lý học. Và miệt mài nghiên cứu về phương pháp giáo dục sớm Montessori dành cho trẻ chậm phát tiển.

Vào năm 1907 bà thu được nhiều thành quả tích cực. Và phương pháp của bà ra đời từ lúc đó.

Năm 1929 bà trở thành Hiệu trưởng một trường dạy các trẻ chậm phát triển tại Tp.Roma nước Ý. Tại đây, bà đã áp dụng phương pháp giáo dục của mình và thu được nhiều thành công.

Sự thành công trong phương pháp giáo dục của bà. Đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho nên giáo dục thế giới. Đặc biệt là giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non từ 0 – 6 tuổi.

Maria Montessori là một nhà giáo dục vĩ đại. Để ghi nhận sự đóng góp to lớn của bà dành cho ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non. Bà được ba lần đề cử giải Nobel hòa bình dành cho ngành giáo dục. Vì sự cống hiến của bà.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là gì?

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là gì?

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là gì?

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên những nghiên cứu và kinh nghiệm của nữ Bác sĩ, nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori.

Đây là phương pháp với nhiều tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.

Maria Montessori bắt đầu phát triển phương pháp và triết lý giáo dục của mình vào năm 1897. Sau khi tham sự khóa học giáo dục tại trường Đại học Roma. Và những nghiên cứu về giáo dục hai năm sau đó.

Sự ra đời phương pháp giáo dục sớm Montessori

Năm 1907, bà mở lớp học đầu tiên của  mình mang tên Casa dei Bambini. Hay còn gọi là Children’s House (Ngôi nhà trẻ thơ) tại một khu căn hộ nằm ở thủ đô Roma.

Ngay từ đầu, bà đã bắt đầu thực hiện phương pháp giáo dục của mình thông qua việc quan sát những trải nghiệm vô thức của trẻ. Cách trẻ phản ứng với môi trường xung quanh. Với các học cụ Montessori và các bài học được thiết kế dành riêng cho trẻ.

Trong giai đoạn này, bà đã quan sát và nhận thấy rằng trẻ em hoàn toàn bị cuốn hút bởi các vật dụng. Và học liệu Montessori được thiết kế trợ giúp sự cảm nhận các giác quan của trẻ.

TS. Maria Montessori tiếp tục phát triển các bộ giáo cụ Montessori riêng biệt. Hướng đến sự chuyên biệt và đa dạng để phù hợp với đặc tính riêng biệt của trẻ.

Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo khả năng riêng của mình. Với thời gian riêng biệt. Vì vậy, việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessori phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori sau đó được phát triển, mở rộng ra trên toàn nước Mỹ năm 1911 và được biết đến rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin, đặc biệt là việc xuất bản thành sách.

Tuy nhiên, do sự mâu thuẫn giữa Montessori và một số nhà giáo dục Mỹ khác thời lúc bấy giờ. Đặc biệt là sau khi cuốn sách “The Montessori System Examined” tạm dịch là “Khảo sát hệ thống giáo dục Montessori” do một nhà giáo dục học nổi tiếng William Heard Kilpatrick phát hành vào năm 1914,  làm cho phương pháp Montessori của bà bị lu mờ đi.

Sự phát triển phương pháp giáo dục sớm Montessori

Nó chỉ thật sự trở lại, thâm nhập vào nước Mỹ vào năm 1960 và được áp dụng tại hàng nghìn trường học mầm non tại quốc gia này.

Bà Maria Montessori tiếp tục công việc giảng dạy của mình trong suốt quãng đời còn lại. Bà nghiên cứa và phát triền toàn diện và trình hình thành, phát triển tâm lý của trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tuổi.

Bà đã xây dựng phương pháp giáo dục dành cho trẻ từ 0 – 6 tuổi, từ 6 – 12 tuổi.

Chương trình Montessori dành cho trẻ từ 12 – 18 tuổi cũng được bà nghiên cứu và lên chương trình, tuy nhiên nó không được phát triển và thời của bà.

Ngày nay, phương pháp giáo dục sớm Montessori đã được ghi nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có trên 110 quốc gia áp dụng với hơn 25000 trường học. Ngoài ra, có rất nhiều bậc cha mẹ cũng áp dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori tại nhà theo đúng các nguyên tắc của Montessori và thu được nhiều thành công.

Tại Mỹ có hơn 6000 trường học được đào tạo theo phương pháp Montessori. Tại Nhật có hơn 4000 ngàn trường mầm non Montessori. Tại Trung Quốc có hơn 7000 ngàn trường học Montessori. Tại Anh có hơn 800 trường học,…..

Tại Việt Nam, phương pháp giáo dục Montessori mới được biết đến và thật sự áp dụng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Và được sự đón nhận đông đảo từ nhiều bậc cha mẹ.

Trả lời