Trẻ mấy tháng ăn dặm là thời điểm tốt nhất? Cho bé ăn dặm như thế nào? hay cách chọn thực phẩm khi cho bé ăn dặm? Tất cả đều là những câu hỏi được các mẹ quan tâm đến khi bé con bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm. Do đó, cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết được đáp án chính xác nhé!
Contents
Trẻ mấy tháng ăn dặm là thời điểm tốt nhất?
Ăn dặm là một giai đoạn trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Đây chính là quá trình bé được tiếp xúc với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, nhằm cung cấp thêm các dưỡng chất hỗ trợ cho sự phát triển của bé.
Ăn dặm là bước chuyển lớn của bé từ chế độ ăn loãng bằng sữa mẹ sang các loại thức ăn dạng đặc dần theo thứ từ từ cháo loãng, cháo sền sệt, cháo nguyên hạt đến cơm nát, cơm nguyên hạt.
Nhiều bạn băn khoăn không biết trẻ 4, 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa? Vậy trẻ mấy tháng ăn dặm là phù hợp nhất? Trên thực tế, một số nghiên cứu cho rằng trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi các mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu tập ăn dặm cho bé. Bởi khi đó, bé đã phát triển hoàn thiện, cơ thể có thể tiết ra một loại enzyme – Amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột trong các món ăn dặm.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo về vấn đề “ Mấy tháng cho bé ăn dặm” như sau: “Thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm là khi tròn 6 tháng tuổi”. Bởi khi đó, hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng hấp thụ được trọn vẹn protein từ cá, thịt, trứng, sữa,…và hạn chế mắc các bệnh liên quan đến đường ruột.
Bên cạnh đó, khi bé bước sang tháng thứ 6, các mẹ có thể cho bé ăn dặm với điều kiện bé có thể giữ thẳng đầu, tự ngồi hay tự tựa gối và trọng lượng cơ thể đã tăng gấp đôi so với trọng lượng lúc mới sinh.
Nhiều bậc cha mẹ thấy bé con của mình chậm tăng cân nhưng lại có dấu hiệu đòi ăn nên cho bé tập ăn sớm. Do đó, câu trả lời chính xác cho câu hỏi “ Trẻ mấy tháng ăn dặm được” thì các mẹ nên theo dõi thể trạng của con để tránh cho bé ăn dặm quá sớm không tốt cho hệ tiêu hóa sau này.
>>> Tìm hiểu thêm: Điểm danh những phòng khám dinh dưỡng tốt nhất cho bé
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ muốn ăn dặm
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ là một tiêu chuẩn chung chứ không phải là tiêu chuẩn duy nhất để các mẹ áp dụng cho bé. Các mẹ nên quan sát thêm một số dấu hiệu sau đây để giúp bé sẵn sàng cho quá trình ăn dặm của mình tốt hơn. Bởi mỗi bé sẽ phát triển theo một cách khác nhau nên đừng mãi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Bé mấy tháng ăn dặm”, thay vào đó hãy quan sát thật kỹ bé con của mình nhé!
- Trẻ háu đói, đòi bú nhiều hơn, số lần bú tăng cũng như khoảng thời gian giữa các lần bú gần hơn.
- Bé thích nhìn người lớn ăn và tay đòi bốc thức ăn.
- Bé hay mút tay, đôi khi cho cả bàn tay vào miệng.
- Bé hay chảy nước bọt.
- Mỗi lần người lớn mớm cho thức ăn bé đều thích thú.
Những tác hại khi cho bé bắt đầu ăn dặm quá sớm
Nếu các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm, trước 6 tháng tuổi thì bé sẽ có nguy cơ gặp những tác hại sau:
- Bé sẽ lười ti mẹ, lâu dần sẽ chán và bỏ bú.
- Bé dễ mắc bệnh béo phì do bổ sung chất dinh dưỡng quá sớm.
- Trẻ sẽ dễ bị dị ứng thức ăn do hệ tiêu hóa còn non nớt.
- Thận của bé dễ tổn thương, gây hại thận do phải làm việc quá sớm.
- Nguy cơ rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa đủ lượng enzyme để tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm ngoài sữa mẹ. Vì vậy, bé hay mắc phải các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu hay táo bón,…
- Đối với những bé còn ít tháng, nguy cơ bị nghẹn, ngạt thở khi ăn dặm rất dễ gặp và gây nguy hiểm cho bé.
Mấy tháng cho bé ăn dặm? Lợi ích nếu bé ăn dặm đúng thời điểm
Mấy tháng cho bé ăn dặm? Nếu bạn cho bé ăn dặm đúng thời điểm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé, cụ thể như sau:
- Giảm nguy cơ bị dị ứng thực phẩm: Khi bé đủ 6 tháng tuổi đồng nghĩa với việc có quan tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện cơ bản và có khả năng dung nạp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
- Giảm nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt: Theo nghiên cứu, trẻ dễ bị thiếu sắt khi bước vào tháng tuổi thứ 6 và 7 trở đi. Do đó, việc ăn dặm đúng thời điểm giúp bé giảm thiểu các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
- Ăn dặm đúng thời điểm giúp bé hợp tác hơn trong quá trình ăn uống: Khi bước vào tháng thứ 6, nhu cầu dinh dưỡng của bé đòi hỏi cao hơn so với trước đó. Việc bổ sung ăn dặm vào giai đoạn này sẽ là động lực khiến bé thích thú hơn trong việc ăn uống. Đặc biệt, các mẹ không còn lo lắng về tình trạng con biếng ăn cũng như dễ dàng trong việc cho con ăn hơn.
Cho bé ăn dặm như thế nào là đúng tiêu chuẩn?
Theo khuyến cáo của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, khi cho bé bắt đầu ăn dặm, các mẹ cần tuân thủ theo nguyên tắc sau: Cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ tinh đến thô, ít loại đến nhiều loại thực phẩm. Các loại thức ăn trong một phần ăn được tăng lên khi sức khỏe và bộ máy tiêu hóa của bé ngày càng phát triển.
Các mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa trong 1 ngày để bé dần làm quen với việc ăn dặm, Ban đầu, các mẹ cho bé ăn 6 bữa, mỗi bữa cách hơn 2 giờ là phù hợp. Trong 6 bữa này, các mẹ có thể kết hợp 3 bữa sữa với 3 bữa cho ăn bột loãng. Sau đó, có thể rút dần còn 5 bữa, 2 bữa bú và 3 bữa bột sệt. Một khoảng thời gian sau, các mẹ cho bé ăn chỉ 2 bữa bột đặc/ngày, nếu bé thèm bú thì có thể cho bú thêm.
Từ giai đoạn 9 – 11 tháng tuổi, bé cần ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn bao gồm: tinh bột, trứng, thịt, cá, tôm, cua, các loại rau củ và dầu, mỡ,…Bên cạnh đó, các mẹ nên cho bé ăn thêm nhiều hoa quả để bổ sung nhiều loại vitamin cần thiết cho bé. Quá trình chế biến món ăn cho bé cần đảm bảo và không nêm nếm các gia vị nóng, cay, mặn.
Giai đoạn cho bé ăn dặm là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện. Cho nên, các mẹ nên chuẩn bị một thực đơn ăn dặm đa dạng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho bé con của mình nhé!
>>> Có thể bạn chưa biết: Những điều cần lưu ý khi khám dinh dưỡng cho trẻ em
Một vài lưu ý khi chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Bên cạnh việc tìm hiểu “Trẻ mấy tháng tuổi ăn dặm là tốt nhất” và chọn một thời điểm phù hợp với bé con của mình thì khi lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Các mẹ nên chọn thực phẩm giàu năng lượng, đạm, béo và các vi chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C, D và Folate (có nhiều trong các loại thức ăn từ động vật, hải sản, sữa,…)
- Thực phẩm sạch và an toàn: Chọn những loại thực phẩm không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác, không có các hóa chất độc hại (không nên cho bé ăn thịt cóc, thịt cá nóc,…hoặc những thực phẩm có khả năng chứa độc chất như nấm không có nguồn gốc), không chọn thực phẩm có xương có thể gây tổn thương cho bé.
- Các mẹ không nên chọn thực phẩm quá nóng hay nêm nếm quá cay hay quá mặn, thay vào đó, các mẹ nên chọn các thực phẩm dễ ăn và trẻ thích.
- Các mẹ lưu y rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đĩa khi chuẩn bị thức ăn cho con.
- Bảo quản tốt thức ăn.
- Các mẹ nên hạn chế dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng của bé) và có giá trị dinh dưỡng thấp (nước có gas, kẹo, kem,…) dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa trong tương lai.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc “Trẻ mấy tháng ăn dặm” cùng những lưu ý mà các mẹ cần nắm. Từ đó, các mẹ có thể xác định được thời điểm ăn dặm cho con phù hợp để quá trình phát triển của bé diễn ra tốt hơn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều hơn về các vấn đề dinh dưỡng cho bé, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn một địa chỉ chuyên khoa dinh dưỡng uy tín – VIAM Clinic với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong ngành có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dinh Dưỡng, Nhi Khoa,….Đừng quên liên hệ qua số hotline 0935.18.39.39 hoăc 0243.633.5678 để được hỗ trợ nhé!