Contents
Sơ lược về Aptomat 1 cực
Aptomat một cực tên viết tắt là MCB( Miniature Circuit Breaker) là thiết bị dùng để bảo vệ thiết bị điện khi quá tải – ngắn mạch hay còn gọi là CB tép theo các cửa hàng bán thiết bị điện ở việt nam.
Aptomat một cực dùng cho hộ gia đình
Cấu tạo của Aptomat 1 cực
Aptomat 1 cực thường được chế tạo có:
- Hai cấp tiếp điểm. Tiếp điểm chính và hồ quang.
- Ba tiếp điểm: tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang.
Khi xảy ra đóng mạch: tiếp điểm hồ quang đóng trước. Tiếp theo đó là tiếp điểm phụ và sau cùng là tiếp điểm chính.
Khi cắt mạch: Ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang.
=> Và hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang. Do vậy nên bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính của Aptomat.
Các thông số kỹ thuật của Aptomat 1 cực
- In: Dòng điện định mức. (MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.)
- Ir: Dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat 1 cực(Aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A).
- Ue: Điện áp làm việc định mức.
- Icu: Dòng cắt ngắn mạch chính là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
- Ics: Khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị.
Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Chẳng hạn cùng một hãng sản xuất ra nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.
- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
- AF: Ampe Frame (dòng điện khung).
- Characteritic cuver: là đường cong đặc tính bảo vệ của CB. Đây là thông số rất quan trọng vì nó quyết định cho việc chọn CB ở vị trí nào trong hệ thống điện cua nhà bạn.
- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.
Hướng dẫn sử dụng
Đảm bảo nguồn thích hợp trước khi nối dây. Dùng các phụ kiện lắp ráp để chuẩn bị lắp đặt Aptomat 1 cực chống giật. Vặn siết ốc vít tránh những phát sinh nhiệt bất thường, không lỏng lẻo.
Không dùng Aptoma trong những điều kiện môi trường sau: nhiệt độ cao, độ ẩm cao, bụi bẩn, rò rỉ khí gas và rung động mạnh.
Sử dụng cần gạt sau khi đã kết nối mạch. Hoặc ấn nút test đối với Aptomat chống giật để kiểm tra xem đã bảo đảm Aptomat hoạt động tốt hay có bị gì hay không.
Công dụng
Aptomat từ động ngắt mạch bảo vệ an toàn cho toàn hệ thống điện khi có sự cố tăng điện đột ngột mà vượt quá mức qui định điện áp cho phép. Vì thế nên nó an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Bạn nên sử dụng cùng với hộp Cover.
Đặc tính kĩ thuật
Aptomat một cực chống giật an toàn cho thiết bị điện
Aptomat 1 cực chống giật được làm từ những vật liệu có khả năng chống cháy và cách điện cao nên đạt tiêu chuẩn IEC 60898.
Ngắt điện tự động dòng ngắn mạch khi nó vừa xuất hiện. Cuộn dây cảm ứng chịu được nhiệt độ rất cao khoảng 1550C- 2000C.
Một số tên dòng sản phẩm cùng loại:
- Aptomat 1P dòng cắt 10000A – 6/10/16/20/25/32/40A RA2.06-40A2p
- Aptomat 1 pha chống giật dòng cắt 30MA – RAE2.20/32/40A2P
- Aptomat 1 cực 1 pha dòng cắt 10000A 50/63A – RA1.50/63A1P
- Aptomat 2 cực dòng cắt 10000A 50/63A – RA2.50/63A2P
- Aptomat 2 cực chống giật dòng cắt 30A – 50/63A RAE2.50/63A2P
- ….
Bạn có thể tham khảo thêm nhiều sản phẩm tại Grineu !
Điện áp sử dụng của cuar Aptomat 1 cực
Ở Việt Nam chúng ta thường sử dụng nguồn điện áp chính là 220V-240V tần số 50Hz lầ mức điện áp được sử dụng rộng rãi nhất trên các châu lục như Châu Á, Châu Âu và Châu Phi. Còn có các điện áp khác như 220V-240V tần số 60Hz, 50Hz, 100V-127V tần số là 60Hz. Ta có thể thấy thông qua điện áp như trên của Việt Nam thì chúng ta chắc chắn chọn nguồn điện áp chính là 220V-240V tần số 50Hz.
Tuy nhiên đối với Aptomat 1 pha 1 cực thì thường được sử dụng cho hộ gia đình (220V/50Hz) có 2 dây 1 dây pha (P) 1 dây trung tính (N). Như vậy khi chọn loại Aptomat chống giật ta ở trong dân dụng ta thường sử dụng là 1P,2P để sử dụng cho các thiết bị điện trong gia đình.