Cẩm nang: Các bước trong Quy trình xây dựng nhà ở mà bạn nên biết

Kiến thức xây dựng

Hiện nay, việc nắm rõ những quy trình khi xây dựng nhà là vô cùng cần thiết bởi chi phí dành cho xây dựng tổ ấm của gia đình không hề thấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức cần thiết khi xây dựng nhà ở dẫn đến chi phí khi xây dựng bị đội lên hơn nhiều so với dự tính ban đầu. Cho nên, sau đây hãy cùng chúng tìm hiểu những thông tin cần thiết, để cùng hiểu rõ hơn về các bước quy trình xây dựng nhà ở nhé!

Giai đoạn chuẩn bị

Xác định mục đích xây dựng 

Trước khi tiến hành xây dựng việc đầu tiên mà chúng ta cần làm là tính tới đó là mục đích sử dụng của ngôi nhà: Xây để ở lâu dài hay để bán, cho thuê, kinh doanh. Việc có thể xác định được rõ mục đích ngay từ đầu sẽ giúp cho chủ nhà dễ dàng quy hoạch và bố trí công năng sử dụng trong nhà.

Hoàn tất các thủ tục pháp lý

Để có thể tiến hành xây dựng nhà ở thì gia chủ cần có giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền. Do vậy, chủ nhà cần phải tìm hiểu những thủ tục, giấy tờ liên quan để được cấp phép xây dựng như hồ sơ xin giấy phép gồm những gì và các vấn đề pháp lý xoay quanh khu đất của mình.

Lên ý tưởng cho ngôi nhà 

Chủ nhà cần phải định hình được rõ phong cách kiến trúc, màu sắc  mà mình mong muốn. Hiện nay, các phong cách kiến trúc phổ biến mà gia chủ có thể tham khảo là: Tối giản (Minimalism), Hiện đại (Modern), Tân cổ điển (Neoclassical), Đông Dương (Indochine)… Nhờ đó, sẽ giúp chủ nhà dễ dàng hơn khi lên kế hoạch tài chính và làm việc với kiến trúc sư, nhà thầu xây dựng cũng như lựa chọn nội thất cho ngôi nhà.

Giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà ở
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà ở

Lập kế hoạch tài chính 

Chủ nhà cần phải biết ngân sách hiện có của mình là bao nhiêu? Để từ đó, lập ra được kế hoạch chi tiết về chi phí khi xây dựng. Các khoản chi phí khi xây dựng nhà ở bao gồm:

  • Chi phí thuê nhà thầu: Chủ nhà sẽ phải mất một khoản chi chí cho đơn vị thiết kế và nhà thầu xây dựng.
  • Chi phí xây dựng cơ bản: bao gồm chi phí vật tư và nguyên vật liệu xây dựng cùng với chi phí nhân công nếu chủ nhà không thuê thi công trọn gói.
  • Chi phí trang trí nội thất: Sau khi hoàn thiện ngôi nhà, sẽ đến với phần nội thất bên trong. Chủ nhà có thể tự mua sắm nội thất theo sở thích cá nhân hoặc thuê một đơn vị chuyên thiết kế nội thất cho nhà mình. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đơn vị xây dựng nhà trọn gói bao gồm cả thi công lắp đặt nội thất giúp bạn tiết kiệm chi phí so với thuê ngoài.
  • Chi phí phát sinh: Trong quá trình xây dựng chủ nhà nên có khoản chi phí dự phòng để đề phòng những rủi ro có thể quá trình trong quá trình xây dựng. Thông thường, nên để ra khoảng 10 -15% tổng chi phí cho các hạng mục phát  sinh.

Làm việc với đơn vị thiết kế và nhà thầu xây dựng

Chủ nhà có thể chọn hai đơn vị riêng biệt hoặc cũng có thể lựa chọn nhà thầu thiết kế và thi công xây dựng trọn gói. Nếu lựa chọn các đơn vị riêng biệt thì chủ nhà sẽ đảm bảo được tính chuyên sâu trong quá trình thi công xây dựng. Nhờ đó, sẽ đảm bảo được chất lượng đầu ra của công trình. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ tốn chi phí và mất nhiều thời gian hơn cho gia chủ. Hoặc, bạn cũng có thể lựa chọn nhà thầu thiết kế và thi công trọn gói sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian. Bên cạnh đó, phương án này cũng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc kiểm soát, quản lý dự án nhờ sự đồng nhất trong khâu làm việc.

Lựa chọn vật liệu xây dựng 

Khi lựa chọn vật tư cho công trình của mình bạn cần phải cân nhắc những lưu ý quan trọng sau đây:

  • Lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng cũng như số lượng để không gây ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của công trình.
  • Cần kiểm tra cẩn thận hợp đồng cung cấp, chất lượng nguyên vật liệu, mẫu mã, số lượng trong kho hàng trước khi tiến hành ký kết hợp đồng.
  • Bạn hãy ưu tiên tiến hành đặt hàng trước và lưu kho tại nhà cung cấp để tránh tình trạng giá vật tư gia tăng sau này. Đồng thời, chủ động trong việc kiểm soát số lượng vật tư, giúp đảm bảo tiến độ công trình.

Tuy nhiên, các đơn vị thi công – thiết kế xây dựng nhà trọn gói hiện nay cũng đảm nhiệm luôn công việc lựa chọn và nhập vật tư theo đúng thiết kế đã làm việc trước đó. Nhờ vậy, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng về khâu chọn vật tư cho công trình.

>> Xem thêm: Bạt nilon lót đổ bê tông màu trắng chất lượng, giá rẻ tại tphcm

Giai đoạn thi công phần thô

Thi công phần móng

Móng là phần thi công quan trọng của công trình, bởi nó đảm nhiệm vai trò là nền tảng nâng đỡ cho sức nặng của ngôi nhà

Thi công phần khung

Khung nhà cũng không kém quan trọng, bởi nó đảm bảo sự chắc chắn cho ngôi nhà trước các tác động từ ngoại lực như nắng, mưa, gió, bão…

Khung nhà bao gồm kết cấu bê tông cốt thép, cột, dầm, đà, sàn và hệ thống tường bao quanh, tường ngăn cách các gian của ngôi nhà.

Thi công mái nhà 

Phần mái quyết định đến vẻ đẹp thẩm mỹ của ngôi nhà. Tùy vào từng kiểu mái sẽ có các kiểu thi công khác nhau.

>> Xem thêm: Giấy dầu là gì? Được dùng để làm gì? Mua giấy dầu ở đâu giá rẻ 

Thi công phần thô trong xây dựng
Thi công phần thô trong xây dựng

Giai đoạn hoàn thiện

Giai đoạn hoàn thiện là giai ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ, vẻ đẹp và những tiện ích mà ngôi nhà mang lại. Các hạng có thể kể đến bao gồm: 

  • Ốp lát gạch, đá
  • Thi công trần thạch cao 
  • Sơn bả matit, sơn nước, sơn dầu
  • Lắp đặt hệ thống điện, nước
  • Lát nền 
  • Lắp đặt hệ thống cửa ra vào, cửa sổ

Ngoài ra, phần hoàn thiện còn bao gồm cả lắp đặt nội thất. Phần này gia chủ có thể tự mình đảm nhận hoặc thuê riêng bên ngoài. Nhưng hiện nay, nhiều công ty thi công – thiết kế có thể đảm nhận luôn cả công việc này. Gia chủ có thể thay đổi các chi tiết về nội thất trong tương lai theo nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các loại vật tư công trình Phú An Nam để có những loại vật liệu chất lượng với mức giá tốt.

Nghiệm thu – Bàn giao  

Đây là công việc cuối cùng mà gia chủ cần thực hiện trước khi công trình có thể đi vào sử dụng. Gia chủ cần kiểm tra từ tổng quan cho tới chi tiết toàn bộ ngôi nhà xem có gì khác so với thiết kế ban đầu không. Để từ đó, có thể tính toán những chi phí có thể phát sinh hoặc yêu cầu nhà thầu xem xét hoàn thiện theo đúng bản vẽ đã thống nhất từ giữa hai bên.

Bàn giao nhà khi xây dựng xong
Bàn giao nhà khi xây dựng xong

Quy trình xây dựng nhà ở bao gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kế hoạch bài bản và kiến thức chuyên môn. Việc nắm vững các bước trong quy trình xây dựng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý, giám sát công trình nhờ đó đảm bảo được tiến độ thi công cũng như chất lượng đầu ra của công trình. Hy vọng rằng, cẩm nang này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn có được sự chuẩn bị chu đáo trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng tổ ấm cho gia đình mình.