Quy trình trồng cây ăn quả không có bầu đất là phương pháp trồng cây hiện đại và bền vững, được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, việc trồng cây ăn quả là một hoạt động quan trọng trong nông nghiệp và đóng góp rất lớn vào nhu cầu dinh dưỡng của con người. Tuy nhiên, để có được sản lượng và chất lượng tốt, việc áp dụng kỹ thuật trồng cây đúng cách là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu thêm quy trình trồng và cách trồng cây ăn trái hiệu quả.
Contents
Kỹ thuật trồng cây ăn quả không có bầu đất
Để trồng cây ăn quả đúng cách, bạn cần phải biết kỹ thuật làm đất, xử lý đất và thời vụ trồng cây ăn quả sao cho hiệu quả và hợp lý.
- Thời vụ trồng cây ăn quả:
Với điều kiện thời tiết ở các tỉnh miền Bắc, bạn nên trồng cây ăn quả vào vào vụ xuân (tháng 3-tháng 4) và vụ thu (tháng 8-tháng 10); Đối với miền Nam là từ tháng 4 đến tháng 5 (vào đầu mùa mưa).
- Kỹ thuật làm đất và trồng cây ăn quả:
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn vị trí trồng hợp lý, có đầy đủ ánh sáng cho cây phát triển. Tiếp theo, bạn cần xử lý cỏ dại chỗ trồng, tiến hành đào hố trồng (kích thước hố sẽ tùy thuộc vào từng loại cây mà bạn muốn trồng). Tiếp tục, bạn cần bón lót phân mỗi hố: dùng phân lân và kali đối với cây ngắn ngày hay cây lâu năm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng NPK để bón lót (NPK có hàm lượng đạm cao và hàm lượng lân và kali thấp).
Sau một vài ngày, bạn có thể tiến hành trồng. Đối với hạt, bạn đào một lỗ nhỏ để bỏ hạt giống xuống và lấp lại; Còn đối với cây giống thì bạn cũng làm tương tự (vì cây không có bầu đất nên cũng cần xé bầu) lượng đất lấp phải lấp hết rễ và nén chặt đất xung quanh gốc lại.
Cuối cùng, bạn cần chống cây xung quanh một phần là để giữ cây đứng thẳng, một phần cũng giúp tránh con vật khác vô đào phá hay giúp chắn gió. Bạn cần tưới nước liên tục để giữ ẩm cho cây, giúp cây kích thích ra rễ. Khi cây đủ lớn, bạn nên cắt tỉa cây thường xuyên (những cành mọc trong tán, cành sát mặt đất…).
>>> Xem thêm tại: Cách trồng bầu ra quả quanh năm không phải ai cũng biết
Quy trình trồng cây ăn quả không có bầu đất
Chuẩn bị đất trồng
Cây ăn quả hầu như có thể sinh sống trên nhiều loại đất khác nhau như: đất cát, đất đỏ Bazan, các loại đất phù sa,…
Chọn giống cây
Chọn giống cây là nhiệm vụ rất quan trọng, ta có thể coi đây là tiêu chí hàng đầu trong việc quyết định khả năng sống và phát triển của cây. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi lựa chọn giống cây:
- Không bị nhiễm bệnh, nhiễm nấm
- Đối với việc trồng bằng hạt thì cần lựa chọn hạt to, tròn đều
- Giống cây nên mua ở những nơi uy tín, có xuất xứ rõ ràng
Nhân Giống
- Trồng bằng hạt:
Bạn có thể trồng cây trực tiếp bằng hạt nhưng với phương pháp này thì cây sẽ ra trái lâu hơn. Bạn đem hạt ươm vào đất và tiến hàng chăm sóc hợp lý, sau khi hạt nảy mầm trong một khoảng thời gian nhất định, bạn sẽ đem trồng vào hố đã được chuẩn bị sẵn.
- Trồng bằng cây ghép:
Trồng bằng cây ghép thì khả năng sống, và phát triển sẽ đảm bảo hơn là ươm bằng hạt, thời gian ra trái cũng nhanh hơn. Khi lựa chọn cây ghép. Cần lựa chọn những cây to khỏe, không bị trầy xước hay bị nấm bệnh. Bạn chỉ cần trồng trực tiếp cây ghép vào trong vị trí đã chuẩn bị từ trước.
>>> Xem thêm tại: Hướng dẫn cách trồng hoa lan và cách chăm sóc chi tiết
Chăm sóc cây trồng
Giai đoạn 1-2 năm sau khi trồng: Kỹ thuật quan trọng là cắt tỉa và tạo tán cho cây. Nếu cây ra hoa, quả thì bạn nên cắt bỏ để cây tập trung dinh dưỡng tạo khung tán. Lượng phân bón cũng cần gia tăng tùy theo độ tuổi của cây.
Giai đoạn từ năm 3 trở đi sau khi trồng: Để cây phát triển đều, cần tiến hành tỉa cành hàng năm đúng vào thời điểm phù hợp. Tỉa bỏ những cành yếu, rậm rạp giúp cân bằng sự sinh trưởng của cây. Cần giữ lại một số cành tốt mọc từ thân, cho trái đều và nhận đầy đủ ánh sáng.
Việc bón phân cần được thực hiện đúng thời điểm và được chia làm 3 lần trong năm.
- Bón phân: Để đảm bảo cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao, việc bón phân đúng cách là rất quan trọng. Trong giai đoạn cho trái, lượng phân bón cần thiết phụ thuộc vào năng suất của vụ trước và độ tuổi của cây.
- Thời vụ bón: Việc bón phân cần được thực hiện đúng thời điểm (tùy thuộc vào từng loại cây trồng, khu vực trồng) và được chia làm 3 lần trong năm.
- Lần 1: Bón thúc hoa, đạm urê + phân kaliclorua
- Lần 2: Bón thúc quả: đạm urê + phân kaliclorua
- Lần 3: Bón sau thu hoạch: 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + đạm urê, kaliclorua.Tạo bồn xung quanh với kích thước theo độ rộng tán lá cây. Tạo rảnh rộng 20-30 cm, sâu 10 – 15 cm, rải phân đều vào rảnh rồi lấp lại.
- Tưới nước: tùy thuộc vào từng loại đất và thời điểm cụ thể. Đặc biệt cần tưới sau mỗi lần bón phân để phân tan đều tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thụ tốt.
- Ngăn ngừa sâu bệnh: Bạn cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu, bệnh gây hại cho cây.
>>> Xem thêm tại: Bạt lót hồ chứa nước hiệu quả, giá rẻ toàn quốc
Quy trình trồng cây ăn quả không có bầu đất đòi hỏi sự chăm sóc và quản lý kỹ lưỡng hơn so với phương pháp truyền thống. Vì vậy, nếu bạn đang quan tâm đến phương pháp trồng cây ăn quả không có bầu đất, hãy tìm hiểu kỹ về quy trình và đảm bảo rằng bạn có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện nó một cách hiệu quả. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về nông nghiệp, bạn có thể truy cập trang web: dinhphong.com.vn của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline dưới đây:
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Hotline: 0703 188 188 – 0723 778 256 – 0723 778 257
Website: https://dinhphong.com.vn/