Rác thải nhựa – Thực trạng của ô nhiễm rác thải hiện nay

Công nghiệp

Rác thải nhựa là các chất không phân hủy trong nhiều môi trường, bao gồm các loại chai lọ, túi đựng và đồ chơi cũ. Chất thải ni lông như bao bì được làm từ nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Trong rác thải sinh hoạt, còn có các loại nhựa khác chứa các loại nhựa phế thải.

Rác thải nhựa là gì?

Những vật dụng làm bằng nhựa mà con người không còn nhu cầu sử dụng như chai lọ nhựa, túi nilon, thau, cốc nhựa được coi là rác thải nhựa. Những vật dụng này đã trở nên quen thuộc và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, vì chúng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người như sinh hoạt, sản xuất, học tập, mua sắm,…. 

Đặc điểm đáng chú ý của rác thải nhựa là chúng rất khó phân hủy và phải mất hàng trăm đến hàng nghìn năm để phân hủy hoàn toàn.

Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa là gì?

Ô nhiễm rác thải nhựa là gì? 

Hiện tượng ô nhiễm rác thải nhựa là sự tích tụ các vật dụng bằng nhựa trong môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe của con người cũng như động vật. Các nguồn rác thải này thường xuất phát từ các hoạt động sau: 

  • Hoạt động sinh hoạt: Đây là loại rác thải nhựa chủ yếu xuất phát từ các khu dân cư, cửa hàng, chợ,… Bao gồm các vật dụng như chai nhựa, túi nilon, đồ chơi, ống hút, ghế, chậu nhựa,…
  • Hoạt động sản xuất công nghiệp: Đây là loại rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, xây dựng của các nhà máy, xí nghiệp,…
  • Rác thải y tế: Đây là loại rác thải của ngành y tế, bao gồm túi nilon, găng tay, bao gói đựng vật tư y tế,…

Ngoài các nguồn phát sinh trên, rác thải còn xuất phát từ các trường học, khu du lịch, dịch vụ, khu vui chơi giải trí,…

Để hạn chế ô nhiễm từ nguồn rác này, chúng tôi khuyến khích nên mua và sử dụng: máy nghiền nhựa Liên Thuận

Ô nhiễm rác thải nhựa là gì? 
Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?

Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải

Ý thức của mỗi cá nhân 

Nguyên nhân chính là do ý thức chưa tốt của mỗi cá nhân trong việc sử dụng và xử lý rác thải. Một số vấn đề cụ thể như: 

  • Thói quen lạm dụng đồ nhựa dùng một lần

Do đồ nhựa dùng một lần có giá rẻ, tiện lợi nên nhiều người đã lựa chọn sử dụng chúng thay vì những đồ có thể dùng nhiều lần. Điều này dẫn đến tăng lượng rác thải. 

  • Vứt rác bừa bãi

Nhiều người vẫn có thói quen vứt rác bừa bãi ở bất cứ đâu mà họ đứng hoặc đi qua, thay vì đưa vào các thùng rác công cộng. Hành vi này khiến rác thải tràn lan, khó thu gom và xử lý. Ngoài ra, việc xả rác xuống cống rãnh cũng gây tắc nghẽn và ngập lụt đường phố. 

  • Thiếu ý thức phân loại rác

Phần lớn người dân chưa có ý thức trong việc phân loại rác, làm cho quá trình xử lý và tái chế trở nên khó khăn. Việc không phân loại rác đúng cách cũng làm giảm hiệu quả của quá trình tái chế và làm gia tăng lượng rác thải nhựa không cần thiết.

Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa

Hệ thống xử lý rác thải nhựa hiện tại chưa được hoàn thiện, vẫn còn thiếu hụt và hoạt động không hiệu quả. Điều này đã dẫn đến việc lượng rác thải xả ra môi trường tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, hạ tầng tiếp nhận và xử lý rác tại Việt Nam còn hạn chế và tự phát triển. Do đó, chỉ có một phần nhỏ rác thải bằng nhựa được tái chế, trong khi phần lớn vẫn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt.

Thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương

Thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với vấn đề xử lý rác thải nhựa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không được giải quyết triệt để. Tình trạng này khiến cho một lượng lớn rác thải vẫn còn ở ngoài môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống.

Thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương
Thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương

Thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở Việt Nam

Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhựa tại Việt Nam

Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia hàng đầu thế giới về lượng tiêu thụ nhựa trong cuộc sống hằng ngày. Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa Việt Nam, trong giai đoạn từ 1990 đến 2018, con số tiêu thụ rác thải này đã tăng đáng kể. Nếu vào năm 1990, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 3,8 kg nhựa/năm, thì đến năm 2018, con số này đã tăng lên đến 41,3kg nhựa/năm.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhựa tại Việt Nam
Tình hình sản xuất và tiêu thụ nhựa tại Việt Nam

Thực trạng rác thải nhựa tại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên & Môi trường, hàng năm Việt Nam thải ra môi trường 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có khoảng 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn được xả ra biển (tương đương khoảng 6% tổng lượng rác thải ra biển trên toàn thế giới). 

Ví dụ, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon. Trong số đó, khoảng 7% – 8% là rác thải nhựa và nilon. Với tình trạng xả rác thải như vậy, không lâu nữa Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng của việc chìm trong biển rác nhựa và hiểm họa “ô nhiễm trắng”.

>>> Có thể bạn quan tâm đến: dây chuyền sản xuất sàn nhựa

Một số giải pháp xử lý vấn đề rác thải nhựa

  • Tuyên truyền và nâng cao nhận thức giúp người dân hiểu rõ về tác hại của rác thải nhựa và thúc đẩy việc sử dụng các sản phẩm thay thế nhựa như chai lọ, dụng cụ ăn uống bằng gỗ hoặc sứ, bình thủy tinh thay vì chai nhựa. 

  • Phân loại rác tại nguồn là một phương pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc phân loại rác tại nguồn giúp giảm ô nhiễm môi trường và giảm lượng rác thải từ cộng đồng.

  • Tái chế rác thải nhựa là một phương pháp quan trọng để tận dụng rác thải nhựa và tạo ra các sản phẩm mới có ích. Tái chế giúp làm sạch môi trường, tái sử dụng tài nguyên và tạo việc làm. 

  • Thiêu đốt là một phương pháp sử dụng nhiệt độ cao để phân hủy rác thải. Nó giúp giảm thể tích rác thải nhưng đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí vận hành cao. 

Sau khi đọc bài viết trên, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi về rác thải nhựa là gì, tình trạng hiện tại, tác hại và các phương pháp để giảm thiểu rác thải nhựa. Điều quan trọng là khi hiểu thông tin này, chúng ta cần nhận thức về mối nguy hiểm và bắt đầu thay đổi thói quen tiêu dùng của chính mình.

Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo về máy băm nhựa tại: https://lienthuan.vn/may-bam-nghien-nhua/