Cách tính thuế khoán đối với hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh

Kế toán

Dưới đây là cách hướng dẫn cách tính thuế khoán đối với hộ kinh doanh là cá thể hay cá nhân kinh doanh, hồ sơ khai thuế bao gồm: thuế môn bài, thuế GTGT hay thuế TNCN như sau:

Tóm tắt những quy định đối với thuế hộ kinh doanh là cá thể:

  • Thuế phải nộp bao gồm: thuế môn bài + GTGT + TNCN
  • Cách tính số thuế khoán buộc phải nộp
  • Hóa đơn đã sử dụng
  • Cách kê khai hồ sơ
cach tinh thue khoan
Cách tính thuế khoán

Cách tính thuế môn bài đối với hộ kinh doanh

Theo thông tin số 65/2020/TT-BTC quy định mức thuế môn bài đối với cá nhân và hộ kinh doanh:

Doanh thu bình quân hàng năm  Mức thuế môn bài 1 năm
Doanh thu trên 500 triệu/năm 1.000.000 triệu/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu/năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu/năm 300.000 đồng/năm

Doanh thu sẽ là mức tiền đề để xác định thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình, địa điểm mới ra kinh doanh của hộ gia đình được nói như sau:

  • Doanh thu được xem là mức tiền đề để xác định thu phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình (trừ các cá nhân cho thuê tài sản) là tổng doanh thu của cá nhân hay hộ gia đình tình từ năm trước liền kề trong hoạt động sản xuất kinh doanh (ngoại trừ các hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm theo quy định của thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Các nhóm cá nhân hay hộ kinh doanh đã giải thể, tạm ngưng hoạt động kinh doanh sau khi kinh doanh trở lại không xác định được mức doanh thu của các năm trước liền kề, thì sẽ lấy doanh thu hiện tại làm mức tiền đề để thu thuế môn bài.

  • Doanh thu là mức tiền đề để thu phí môn bài đối với các cá nhân hay hộ kinh doanh có hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế TNCN của các loại hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế.
Cach tinh thue khoan
Cách tính thuế môn bài đối với hộ kinh doanh

Dưới đây là một số trường hợp phát sinh như sau: 

Trong trường hợp các cá nhân hay hộ kinh doanh phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại một địa điểm thì doanh thu sẽ làm căn cứ xác định để thu phí môn bài, là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm được tính thuế.

Trong trường hợp các cá nhân hay hộ kinh doanh phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại nhiều địa điểm khác nhau thì các tính thuế môn bài là lấy tổng doanh thu là các địa điểm cho thuê tài sản của năm tính thuế.

Trường hợp hợp đồng cho thuê tài sản kéo dài thì nộp lệ phí môn bài cho từng năm tương ứng với số năm mà cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ kinh doanh khai nộp thuế GTGT và TNCN.

Trường hợp cá nhân hay nhóm cá nhân, hộ kinh doanh khai nộp thuế GTGT, TNCN một lần đối với hợp đồng cho thuê tài sản dài hạn kéo dài nhiều năm thì chỉ cần nộp lệ phí môn bài cho 1 năm mà thôi.

Cách tính thuế GTGT và TNCN của hộ kinh doanh

Dưới đây là cách hướng dẫn tính thuế khoán đối với hộ kinh doanh và cá thể theo điều số 2 và điều số 6 thông tư số 92/2015/TT-BTC.

Nguyên tắc tính thuế GTGT và TNCN đối với hộ kinh doanh

Doanh cá nhân kinh doanh có doanh thu tính thuế từ 100 triệu/năm trở xuống thì không cần phải nộp thuế TNCN hay GTGT.

Như vậy, các cá nhân hay nhóm cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu tính thuế từ 100 triệu/năm trở xuống thì không cần phải nộp thuế môn bài, GTGT và TNCN.

Cach tinh thue khoan
Nguyên tắc tính thuế GTGT và TNCN đối với hộ kinh doanh

Trường hợp các cá nhân kinh doanh nộp thuế kinh doanh không đủ một năm:

  • Các cá nhân mới vừa ra kinh doanh
  • Các cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ
  • Các cá nhân ngừng kinh doanh hoặc nghỉ kinh doanh

>>> Thì mức doanh thu 100 triệu/năm trở xuống để xác nhận cá nhân không phải nộp thuế là doanh thu tính thuế TNCN của 1 năm.

Doanh thu tính thuế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng kinh doanh thực tế.

Trường hợp các cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan tổ chức thông báo số thuế khoán buộc phải nộp, nếu các cá nhân kinh doanh không tròn 1 năm thì số thuế khoán sẽ được giảm.

Công thức tính thuế khoán của hộ kinh doanh phải nộp

Căn cứ tính thuế đối với các cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % tính trên doanh thu.

Cach tinh thue khoan
Công thức tính thuế khoán của hộ kinh doanh phải nộp

Công thức:

Thuế GTGT buộc phải nộp = doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x tỷ lệ % thuế

Thuế TNCN buộc phải nộp = doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x tỷ lệ % thuế

Thời điểm xác định doanh thu thuế khoán

Đối với doanh thu thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu kể từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước đó đã được tính thuế.

Đối với các cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ( không hoạt động kể từ đầu năm) hoặc các cá nhân thay đổi quy mô kinh doanh thì doanh thu xác định nộp thuế khoán trong vòng 10 ngày tính từ ngày bắt đầu kinh doanh.

Thông qua những kiến thức nhỏ bên trên các bạn cũng đã hiểu được một phần nào đó về thuế cũng như các vấn đề liên quan đến thuế.