Cấu tạo các bộ phận của robot hút bụi thông minh

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của robot hút bụi thông minh

Bài viết hay

Là thiết bị còn khá mới lạ, vừa du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây, có không ít người tò mò về nguyên lý hoạt động của robot hút bụi thông minh.

Không lâu sau khi xuất hiện trên thị trường Việt Nam, robot hút bụi thông minh nhanh chóng trở thành mặt hàng được nhiều người quan tâm, chỉ sau một thời gian, thiết bị đã nhận về rất nhiều phải hồi tích cực từ khách hàng, đồng thời cũng thay đổi được quan điểm của nhiều người về đồ gia dụng kết hợp cùng công nghệ thông minh. Chắc hẳn rằng khả năng kinh ngạc của nó đã khiến nhiều người tò mò và đặt câu hỏi về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của robot hút bụi thông minh.

Làm thế nào mà một thiết bị có thể trở nên thông minh đến như vậy? Câu trả lời chính là nhờ vào cấu tạo đặc biệt và nguyên lý hoạt động thú vị của robot hút bụi thông minh. Bài viết dưới đây martsaigon.com sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn.

Cấu tạo các bộ phận của robot hút bụi thông minh
Cấu tạo các bộ phận của robot hút bụi thông minh

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của robot hút bụi thông minh

Không chỉ có hiệu quả làm sạch tối ưu, đánh bật các đối thủ máy hút bụi truyền thống, máy lau nhà tự động còn có khả năng né tránh các chướng ngại vật, chống rơi, tự động quay về dock sạc khi hết năng lượng,… Những khả năng đáng kinh ngạc này có được hoàn toàn nhờ vào cấu tạo của các loại cảm biến bên trong của máy.

Các loại cảm biến của robot hút bụi thông minh

  • Cảm biến chống rơi: cảm biến này khiến cho robot có thể nhận biết được khi nào khoảng cách giữa thân dưới và sàn nhà đột ngột tăng thông qua tia hồng ngoại. Khi đó, robot tự động lùi lại và chuyển hướng.
  • Cảm biến chống va đập: nếu robot va phải vật nào đó như (chân ghế, tủ,…) cảm biến chống va đập sẽ được khởi động, giúp robot tránh được những va chạm.
  • Cảm biến tường: tương tự như cảm biến chống rơi, cảm biến tường cho phép robot nhận biết được phía trước là tường hoặc vật thể lớn tương tự để có thể tránh hoặc đi dọc theo tường.
  • Bộ mã hóa quang học: Đây chính là bộ phận cảm biến quan trọng và tối tân nhất của robot hút bụi. Bộ mã hóa quang học hay còn gọi là cảm biến Optical Encoder được gắn ở hai bên bánh xe robot, cho phép robot thống kê được quãng đường đã đi. Gọi là bộ mã hóa quang học chính là dựa trên nguyên lý sử dụng cảm biến ánh sáng để nhận biết được số lần bánh xe quay.
Các loại cảm biến tối ưu của robot hút bụi
Các loại cảm biến tối ưu của robot hút bụi

Một số thiết kế tối tân hơn còn được tích hợp thêm nhiều loại cảm biến khác nhau, khiến robot hút bụi thông minh lại càng thêm thông minh.

Nguyên lý hoạt động của robot hút bụi thông minh

Sau khi đã được lập trình chi tiết các chế độ quét và lau tùy ý, người sử dụng sẽ khởi động robot, lúc này, robot sẽ hoạt động theo nguyên lý từng bước như sau.

  • Bước đầu tiên sau khi được khởi động, robot sẽ sử dụng chế độ quét laser, chụp lại không gian xung quanh ngôi nhà và tạo bản đồ đường đi của robot theo phương án tối ưu nhất.
  • Sau đó, robot sẽ tiến hành di chuyển và thực hiện quét dọn theo đường đi đã được định sẵn.
  • Hệ thống chổi quét ở hai bên hông có chức năng đưa bụi bẩn và rác đến gần vị trí hút gió của máy, hệ thống hút sẽ hút mọi thứ vào bên trong khoang chứa và giữ lại ở đó. Quá trình này được diễn ra liên tục đến khi căn nhà được làm sạch hoàn toàn.
  • Khi gặp phải các chướng ngại, vật cản hoặc bậc thang, chế độ cảm biến bên trong sẽ giúp máy điều chỉnh lại hướng đi để tránh bị rơi hoặc va đập.
  • Khi cạn năng lượng, máy sẽ tự động trở về vị trí dock sạc và tiếp tục quá trình lau dọn khi đã được sạc đầy.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về robot lau nhà giá rẻ và đưa ra quyết định cho bản thân và gia đình.

Trả lời