Chọn sơn tàu biển loại nào tốt? Cách sơn chuẩn xác nhất

Bài viết hay Kiến thức xây dựng

Nhà cửa, các công trình công cộng, máy móc trong xí nghiệp… không có cái nào là không được bao phủ bởi sơn. Đối với những ngành công nghiệp đặc thù như ngành tàu biển, sơn lại có vai trò quan trọng hơn hết vì nó giúp bảo vệ kết cấu công trình, tránh tình trạng hư hại sau thời gian dài sử dụng. 

Sơn tàu biển không chỉ có một mà còn được chia thành nhiều loại, tùy theo mục đích sử dụng con tàu đó, vậy bạn biết nên dùng loại nào chưa? 

Sơn tàu biển có bao nhiêu loại? Đặc tính của mỗi loại

Các loại sơn nói chung và sơn tàu biển nói riêng có tác dụng chính là bảo vệ tàu hàng hải, lớp sơn đóng vai trò như một lớp bảo vệ chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài như các loài sinh vật biển, rong rêu, chống lại axit, sự ăn mòn của nước biển… Từ đó, người thường xuyên sử dụng tàu biển cũng cảm thấy yên tâm hơn và hạn chế chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tàu. 

Tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta lựa chọn loại sơn phù hợp với công việc của mình. Cách phân loại sơn thì cũng có vài cách như phân loại theo tính chất vật lý, phân loại theo chức năng sơn (sơn chống hà, sơn chống rỉ, sơn phủ hoàn thiện…). Thông thường, sơn được phân loại theo tính chất vật lý là chủ yếu, có các loại sơn như:

  • Sơn tàu biển gốc Acrylic: đây là loại sơn 1 thành phần. Đặc tính của sơn là không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ, có tính bám dính khá tốt và đặc biệt là bền với nước mới có thể sử dụng cho tàu biển. Loại sơn này có ưu điểm là sơn 1 thành phần nên có thể sơn trực tiếp mà không cần pha trộn thêm hợp chất gì khác. 
  • Sơn tàu biển gốc Alkyd: loại sơn này được sử dụng phổ biến cho tàu biển. Sơn Alkyd là sơn biến tính được chế tạo từ nhựa alkyd biến tính, bột sắt, chất ức chế ăn mòn kim loại, dung môi. Đặc điểm của sơn là khô nhanh, chịu nhiệt tốt, bền với nước, rất thích hợp để sơn cho boong tàu, kết cấu các khoang, động cơ tàu… 
  • Sơn tàu biển gốc Vinyl: đây cũng là sơn 1 thành phần, sơn có khả năng khô nhanh phụ thuộc vào nhiệt độ, ưu điểm của sơn Vinyl là hàm lượng rắn thấp nên khó bong giữa các lớp sơn kế tiếp nhau. 
  • Sơn epoxy 2 thành phần: tại sao gọi là sơn 2 thành phần? Đây là loại sơn gồm 2 thành phần, phần A là phần gốc, phần B là chất đóng rắn. Sơn epoxy có đặc tính chịu nước rất tốt, độ bám dính bề mặt cao, có thể chịu hóa chất, chịu kiềm tốt. Do đó, không lạ gì khi sơn epoxy được dùng làm sơn bảo vệ và trang trí bề mặt của hàu hết tàu thuyền. 
  • Sơn Polyurethane 2 thành phần: loại sơn có tính năng bền với thời tiết, sử dụng lâu cũng không bị ngả màu.

>>> Có thể bạn quan tâm giá sơn jotun ngoài trời: https://maianhgroup.vn/collections/son-jotun-son-nuoc-ngoai-that

Sơn tàu biển cao cấp, bền vững với thời gian
Sơn tàu biển cao cấp, bền vững với thời gian

Thi công sơn tàu biển như thế nào là đúng?

Sơn tàu biển cao cấp, tốt là tiêu chí đầu tiên khi thi công. Tiêu chí thứ hai cũng rất quan trọng, đó là sơn như thế nào để sơn phát huy được hết tác dụng. 

Tuy không có một tiêu chuẩn cụ thể vì mỗi loại sơn khác nhau thì sẽ có thứ tự sơn khác nhau (sơn tàu biển epoxy 2 thành phần, sơn chống hà, sơn tàu biển alkyd 1 thành phần…). Nhưng nhìn chung, mọi công trình đều cần phải đảm bảo có: 2 lớp sơn chống rỉ + lớp sơn trung gian (lớp giữa chuyển tiếp kết dính cho lớp tiếp theo) + 2 lớp sơn phủ.

Tiến trình thi công các lớp sơn, bạn có thể tham khảo như sau:

 1. Thi công lớp sơn chống gỉ:

  • Sử dụng súng phun sơn, tiến hành sơn 2 lớp sơn chống rỉ, lớp sơn thứ nhất cách lớp thứ hai từ 8 đến 12 giờ. Đối với sơn chống rỉ epoxy, vì đây là sơn 2 thành phần nên trước khi sơn phải trộn đều để được hỗn hợp đồng nhất rồi mới sơn, còn sơn chống rỉ Alkyd chỉ cần bật nắp khuấy đều rồi sơn ngay.
  • Cần đảm bảo toàn bộ tàu được phủ đều sơn, những phần sơn khó và sơn không đều thì phải sơn dặm lại bằng lu lăn sơn hay chổi quét.
  • Lưu ý: trước khi sơn lớp sơn lót thứ 2 phải làm sạch toàn bộ tàu thuyền, tránh có các tạp chất khác dính trên bề mặt tàu. 

2. Thi công lớp sơn trung gian: 

  • Sau khi thực hiện sơn lót, lớp thứ 2 khô hẳn thì có thể sơn tiếp lớp trung gian, phương pháp sơn thực hiện tương tự như khi sơn chống gỉ. Yêu cầu về bề mặt sơn cũng đảm bảo như trên. 

3. Thi công lớp sơn phủ

  • Làm sạch bề mặt đã sơn lớp sơn trung gian, sau đó, sơn lớp thứ nhất của lớp sơn phủ. Cũng để cho khô hẳn từ 8 đến 12 giờ mới sơn tiếp lớp sơn phủ thứ 2. Phương pháp sơn giống như sơn lớp sơn chống rỉ.
  • Lưu ý: sơn phủ tàu biển epoxy là loại sơn 2 thành phần nên phải tiến hành trộn đều trước khi sơn và trộn đến đâu thì thi công đến đó, không nên để lâu ngoài trời, sơn sẽ bị đông cứng. Còn sơn tàu biển Alkyd chỉ cần bật nắp rồi khuấy thật đều rồi tiến hành sơn.
  • Với phần đáy tàu, phần dưới và phần trên mớn nước thì sơn 2 lớp sơn chống hà thay cho 2 lớp sơn phủ để tránh hà bám vào tàu làm giảm tốc độ và phá hủy tàu.
  • Thời gian tối thiểu để hạ thủy là sau khi lớp sơn phủ cuối cùng khô sau 12 giờ.
Sơn zinka áp dụng vào quy trình sơn tàu biển
Sơn zinka áp dụng vào quy trình sơn tàu biển

Một số lưu ý dành cho bạn khi sơn tàu biển

Loại sơn tàu biển epoxy 2 thành phần hoặc sơn Alkyd 1 thành phần là sơn chống hiện tượng gỉ sét do nước muối biển gây ra. Ngoài tác dụng đó, sơn tàu biển còn có khả năng bám dính và độ bền màu cực tốt. 

Nếu so sánh thì sơn tàu biển epoxy 2 thành phần có khả năng chống rỉ cao hơn sơn tàu biển Alkyd. Do đó, sơn epoxy có thể sử dụng cho toàn bộ con tàu, còn sơn chống rỉ tàu biển alkyd 1 thành phần thì chỉ nên dùng cho những phần ở bên trong tàu, tránh sử dụng ở đáy tàu hay những nơi tiếp xúc với nước biển.

Màu sắc của sơn chống gỉ: đa phần sơn chống rỉ tàu biển chủ yếu có màu đỏ, nâu đỏ, ghi, tuy nhiên có một số hãng sơn tàu biển sơn chống gỉ lại có rất nhiều màu sắc, ngoài các màu kể trên còn các màu như xanh, vàng, trắng… 

Độ phủ khi sơn tàu biển: thông thường 1kg sơn chống gỉ tàu biển epoxy sơn được từ 4-5m2, với sơn Alkyd là từ 5-7m2. Trên thực tế, con số này có thể chênh lệch do phụ thuộc nhiều vào bề mặt thi công, cũng như tay nghề của người thợ. 

Trên đây là những thông tin về các loại sơn tàu biển phổ biến dành cho bạn, nếu khách hàng vẫn còn thắc mắc khác, cũng như có nhu cầu mua sơn tàu biển thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm về sản phẩm và quy trình sơn chuẩn nhất. 

>>> Xem thêm sơn jotun giá bao nhiêu: https://maianhgroup.vn/blogs/bang-gia/bang-gia-son-jotun-moi-nhat

Trả lời