Sốt xuất huyết là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới nhiều biến chứng phức tạp, khó lường, có nguy cơ gây tử vong cao. Hơn nữa, hiện nay dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh trở lại với tốc độ lây lan cao hơn. Vì vậy việc điều trị sốt xuất huyết ngay tại nhà là một điều cần thiết. Sau đây là những thông tin để giúp hiểu rõ hơn về cách điều trị bệnh tại nhà thông qua bài viết bên dưới.
Contents
Có nên điều trị sốt xuất huyết tại nhà hay không?
Như chúng ta đã biết, bệnh sốt xuất huyết khá là nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách và rất dễ xảy ra nguy cơ gây tử vong cao. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị. Nếu trường hợp bệnh bị ở mức độ vừa và nhẹ thì có thể tự chữa sốt xuất huyết tại nhà kèm với thuốc được kê đơn và bác sĩ sẽ lên lịch tái khám để làm các xét nghiệm liên quan, phục vụ cho công tác thăm khám.
Sau đây là các mức độ của bệnh sốt xuất huyết, được chia làm 4 mức độ như sau:
- Mức độ 1: Sốt kéo dài 2- 7 ngày với các tình trạng như mệt mỏi, nhức mỏi, đau nhức khớp, chân tay,…
- Mức độ 2: Y chang mức độ 1 nhưng có kèm theo thêm các biểu hiện sau: xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, cánh tay, niêm mạc, lưng, bụng, cổ,…
- Mức độ 3: Sốt kèm hạ huyết áp, mạch đập nhanh, yếu, da lạnh, cơ thể xanh xao, người bứt rứt vật vã, suy tuần hoàn, sốc,…
- Mức độ 4: Không đo được huyết áp, tay chân lạnh ngắt, mạch nhỏ khó bắt, sốc, hôn mê sâu,…
Đối với trường hợp 1 và 2 thì bác sĩ có thể chỉ định cho phép theo dõi, tự điều trị tại nhà dùng kèm với thuốc được kê toa. Đối với trường hợp 3 và 4 thì người bệnh cần nằm viện để điều trị.
Tham khảo thêm: Cách phân biệt muỗi sốt xuất huyết và muỗi thường
Phương pháp điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Đối với trường hợp nhẹ
Trong trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, có thể chữa trị ngoại trú, tại nhà thì sau đây là các cách tự chữa sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả:
- Để người bệnh được nghỉ ngơi, thư giãn, nằm nơi thoáng mát, hạn chế vận động nhiều, mạnh.
- Hạ sốt bằng cách sử dụng khăn chườm ấm, lau người mát bằng nước ấm, uống Paracetamol và dùng theo đúng liều lượng tùy theo từng đối tượng phù hợp.
- Tăng cường bổ sung các khoáng chất, bù nước, có thể uống sữa, nước trái cây, ăn nhiều hoa quả, nước gạo, uống Oresol (dung dịch điện giải đẳng trương).
- Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ 4 nhóm chất cơ bản gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Nên ăn các dạng thức ăn được chế biến lỏng, nhuyễn, dễ tiêu: súp, sữa, cháo,… Ngoài ra nên kiêng ăn các thực phẩm có màu nâu, đỏ, đen để tránh nhầm với xuất huyết tiêu hóa.
- Tăng tỷ lệ đường đơn, đường đôi và lipid thực vật (có trong nước trái cây, sữa,..) giúp cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.
- Không nên ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia nhỏ để tránh gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, tốt cho tiêu hóa người bệnh.
- Đặc biệt là cần tái khám theo lời dặn của bác sĩ hoặc khi có dấu hiệu tiến triển nặng hơn.
Đối với trường hợp nặng
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà, cần theo dõi sát sao, kỹ lưỡng và nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, nguy hiểm thì cần đưa người bệnh tới trung tâm, cơ sở y tế, bệnh viện để được khám, chữa trị kịp thời.
Đối với trẻ em, nếu xuất hiện các tình trạng chảy máu cam, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu, ý thức rối loạn, lơ mơ, co giật, tím tái khắp người, khó thở,..thì cũng cần gấp rút đưa tới trung tâm, cơ sở y tế, phòng khám gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời.
Một số lưu ý khi tự chữa sốt xuất huyết tại nhà
Sau đây là một số lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà:
- Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc và chăm sóc cho người bệnh, tránh dùng thuốc hạ sốt liên tục, quá liều.
- Sử dụng thuốc giảm sốt theo đúng liều đã được chỉ định, khoảng 3-4 lần/ngày, việc sử dụng quá liều, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ sẽ rất dễ tổn thương đến gan
- Ngoài ra cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, nên bổ sung các chất cần thiết trong nhóm 4 chất cơ bản của thực phẩm, bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Những hạn chế khi tự chữa sốt xuất huyết tại nhà
Dưới đây là một số hạn chế cần lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà như sau:
- Không tự ý dùng thuốc hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ, thay vào đó nên mặc đồ mỏng, thoáng mát, , chườm khăn ấm lên cơ thể, tuyệt đối không được tự ý cạo gió.
- Không nên ra gió, tắm nước lạnh.
Cũng có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì và nên ăn gì? Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị nên vì thế chế độ dinh dưỡng hợp lý, hiệu quả đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho người bệnh hồi phục sức khỏe và tăng sức đề kháng nhanh hơn. Cũng như có một số thực phẩm cần phải kiêng cử khi đang bị sốt xuất huyết như:
- Không dùng các thực phẩm có màu đen, đỏ, nâu để tránh nhầm lẫn và khó phân biệt khi bị xuất huyết tiêu hóa.
- Không nên ăn trứng gà khi đang sốt cao, vì trứng sẽ làm cho thân nhiệt tăng lên và không phát ra khỏi cơ thể được, khiến cho tình trạng sốt trở nên kéo dài.
- Không ăn các loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng gây khó tiêu, đầy bụng.
- Không được uống cà phê, trà đậm đặc, rượu bia, hút thuốc.
- Nước ngọt, nước uống có ga, đồ uống chứa chất kích thích, caffeine,…
Ngoài ra, dưới đây là một số liệt kê những thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng khi đang mắc bệnh, điển hình như:
- Cháo, súp: Đều là những thực phẩm dạng lỏng, dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa, giúp bổ sung thêm nước vào cơ thể. Nên kết hợp với bí ngô hay thịt cá để bổ sung thêm vitamin A, chất đạm, protein nhằm bổ sung năng lượng cho cơ thể.
- Rau xanh: Là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, các loại khoáng chất,… và ít calo. Những rau xanh được khuyến nghị sử dụng như: Bông cải xanh, rau bina,…
- Trái cây, hoa quả tươi: Các loại trái cây có múi (kiwi, lựu, cam, đu đủ,..), chứa rất nhiều các loại vitamin, giúp cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch cho thể, bổ sung thêm lượng nước và kích thích được vị giác cho người bệnh. Ngoài ra có thể uống nước chanh, nước dừa để bổ sung vitamin C, khoáng chất thiết yếu và chất điện giải.
- Thực phẩm giàu protein: Một số thực phẩm nên được đưa vào thực đơn như trứng, sữa, phô mai, các sản phẩm làm từ sữa hoặc thịt cá, gà,… cũng đem tới nhiều chất dinh dưỡng tốt và cần thiết cho cơ thể người bệnh.
- Tỏi: Tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu.
Tham khảo thêm: Biểu hiện của sốt xuất huyết ở trẻ em
Với bài viết trên ta có thể hiểu rõ thêm về cách tự chữa sốt xuất huyết tại nhà cũng như các thực phẩm dinh dưỡng nên và không nên ăn khi bị bệnh. Qua đó có thể giúp ta hiểu rõ hơn và phòng tránh được những điều kiêng cữ khi tự chữa trị nhằm hạn chế được rủi ro xảy ra không đáng có. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho mọi người trong việc tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và người thân được tốt hơn.