Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ

Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ

Bài viết hay Thông tin giáo dục

Lên kế hoạch chi tiết cho đề cương luận văn thạc sĩ giúp sinh viên nắm bắt được vấn đề và có hướng đi cụ thể, từ đó tiết kiệm được thời gian lẫn công sức, đạt được kết quả như mong đợi.

Thế nhưng cách viết đề cương luận văn thạc sĩ như thế nào để hiệu quả thì không phải ai cũng biết.

Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ

Hướng dẫn cách viết đề cương luận văn thạc sĩ

Cách viết đề cương luận văn thạc sĩ

Hình thức trình bày

Thông thường đề cương luận văn thạc sĩ sẽ được trình bày trên khổ giấy A4, cần đáp ứng được hình thức sau:

– Trang bìa: Cung cấp thông tin như đề cương, tên đề tài, người thực hiện, chuyên ngành, mã số, giáo viên hướng dẫn, ngày/ tháng/ năm (thời điểm nộp đề cương luận văn thạc sĩ).

– Nội dung bên trong: Sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, giãn dòng 1.5 lines, format lề trên 3cm, lề dưới 3cm, lề phải 2cm, lề trái 3.5cm

– Đánh số trang cho đề cương

– Độ dài đề cương tối thiểu 20 trang và không được dài hơn 30 trang

– Mục lục: Nêu rõ từng nội dung và số trang tương ứng

– Trong trường hợp có hình, bảng, biểu trong đề cương phải đánh số theo mục và trích dẫn rõ ràng sau mỗi hình, bảng, biểu,..

– Chú thích chữ viết tắt ở dưới trang hoặc sau phần mục lục (nếu có)

Nội dung của đề cương luận văn thạc sĩ

  • Mở đầu (Tầm 5 trang)

– Nêu rõ tính cấp thiết và lý do vì sao chọn đề tài: Phân tích ngắn gọn, lý giải được đề tài mà bạn lựa chọn nhằm giải quyết vấn đề gì (cơ hội, thách thức, hiện tượng cần nghiên cứu),…

– Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nêu được mục đích cuối cùng của nghiên cứu là giải quyết vấn đề nào, trong lĩnh vực gì

– Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Nêu rõ mục tiêu cụ thể mà đề tài mong muốn đạt được

– Câu hỏi xuất hiện trong nghiên cứu: Xác định nội dung của cuộc khảo sát, giới hạn và định hướng cho vấn đề đang nghiên cứu

– Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan

– Phải giải thích được những định nghĩa, khái niệm và đặc điểm trong đề tài nghiên cứu, đưa lý thuyết liên quan để dễ hình dung

– Cung cấp lý thuyết liên quan trên nền tảng của đề tài

– Nêu các nghiên cứu trước liên quan: Cần trình bày rành mạch, thể hiện rõ quan điểm và tầm quan trọng của đề tài

(Phần này rất quan trọng, tạo sự hứng thú cho giáo viên, do đó cần trình bày kỹ lưỡng khoảng 2 – 5 trang)

– Đề xuất các nghiên cứu trước liên quan: Cần nêu được khung lý thuyết cho luận văn, hay được hiểu là cơ sở lý luận đưa vào để dễ hình dung và nghiên cứu vấn đề.

  • Phương pháp nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu

Lựa chọn phương pháp nghiên cứu dựa vào đề tài thực hiện

– Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: Cần xác định đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp gì (định tính, định lượng hay hỗn hợp). Trình bày lý do chọn phương pháp đó (cần thể hiện sự quan trọng của đề tài sau nghiên cứu).

– Tổng thể và mẫu nghiên cứu (Chỉ áp dụng nếu bạn sử dụng nghiên cứu định lượng hoặc nghiên cứu định tính): Cần trình bày được lý do chọn theo phương pháp đó, đồng thời thêm các mục nhỏ như: tổng thể mẫu, kỹ thuật lấy mẫu và cỡ mẫu.

– Công cụ nghiên cứu: Có thể là bảng khảo sát hoặc các ma trận phân tích, câu hỏi mở, phiếu chấm điểm…

– Định nghĩa các biến nghiên cứu (Chỉ áp dụng nếu bạn chọn phương pháp nghiên cứu định hương hoặc hỗn hợp): Phân tích các tiểu mục nhỏ như biến phụ thuộc, biến độc lập, biến điều tiết.

– Thu thập dữ liệu: Trình bày phương pháp và quá trình thu thập dữ liệu, đó có thể là số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp

– Xử lý và phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập xong dữ liệu, cần phân tích cụ thể bằng các phương pháp như đo lường, độ tin cậy, kỹ thuật phân tích…

  • Cấu trúc dự kiến của luận văn

Gồm 5 chương cụ thể: mở bài, tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu và thảo luận, kết luận và kiến nghị.

  • Kế hoạch nghiên cứu

Cần làm rõ từng thời kỳ, giai đoạn khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Ví dụ như: 2 tháng đầu xây dựng đề tài luận văn, quá trình xây dựng công cụ đo lường mất 1/4 tháng, tiến hành thu thập dữ liệu trong 1.5 tháng, thời gian phân tích số liệu và viết kết quả nghiên cứu là 2 tháng, nộp luận văn đăng ký bảo vệ 1/4 tháng. Có thể thấy tổng thời gian để thực hiện đề cương luận văn thạc sĩ tốt nghiệp diễn ra trong vòng 4 tháng.

  • Tài liệu tham khảo

Cần liệt kê tất cả các tài liệu tham khảo và sử dụng trong đề cương nghiên cứu. Sắp xếp theo thứ tự ABC và nội dung đề tài…. Mục này rất quan trọng, giáo viên sẽ dựa vào đó sẽ xác định các nguồn mà bạn đã sử dụng, đồng thời tránh tình trạng đạo văn do không trích nguồn cụ thể.

  • Đề xuất giáo viên hướng dẫn

Những vấn đề thường gặp phải khi làm đề cương luận văn tốt nghiệp

Những khó khăn sinh viên thường gặp phải làm đề cương luận văn

Những khó khăn sinh viên thường gặp phải làm đề cương luận văn

– Chọn đề tài quá khó, vượt xa khả năng của bản thân hoặc một vấn đề huyền bí không thể xác định được

– Đưa ra ý tưởng và đề xuất sát ngày quy định, điều đó khiến nội dung sơ sài và khó được chấp nhận

– Nghỉ ngơi sau khi đề tài được thông qua: Đề tài được chấp nhận chỉ là bước đầu của quá trình mà thôi, tự cho bản thân nghỉ ngơi đồng nghĩa với việc bản thân bạn không theo kịp thời gian quy định.

– Trong quá trình thực hiện đề cương rời xa kế hoạch ban đầu

– Bỏ qua những lời góp ý và nhận xét của giảng viên hướng dẫn

Phía trên là sơ đồ cách viết luận văn thạc sĩ cũng như một số vấn đề mà sinh viên thường mắc phải khi thực hiện đề tài. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích.

Nội dung xem thêm: Dịch vụ viết thuê luận văn – Luanvan247.net

Trả lời