Có rất nhiều các loại chứng chỉ Cisco, mỗi chứng chỉ đều thuộc các cấp độ và chứng nhận các kỹ năng riêng. Vậy các chứng chỉ này là gì?
Chứng chỉ Cisco là gì?
Là một chương trình đào tạo chứng chỉ đặc thù để đảm bảo các chuyên gia CNTT nắm được các kỹ năng cần thiết nhằm hỗ trợ các sản phẩm của Cisco và xử lý các sự cố công nghệ. Chương trình đào tạo của chứng chỉ Cisco bắt đầu với cấp độ nhập môn (Entry level) tiếp đến là chuyên viên (Asociate), chuyên gia (Professional), chuyên gia cao cấp (Expert). Đối với một sô chứng chỉ thì bậc cao nhất còn có thêm kiến trúc sư (Architect).
Ngoài ra, mỗi cấp độ lại bao gồm 1 hoặc nhiều các loại chứng chỉ Cisco. Để có thể đạt được 1 chứng chỉ, bạn cần phải vượt qua một hoặc nhiều kì thi trên hệ thống Pearson VUE. Cấp độ chứng chỉ càng cao, bạn sẽ càng nhận được nhiều chứng nhận và cần đáp ứng nhiều điện kiện khác nhau.
Các chứng chỉ của Cisco tuy có khá nhiều chứng chỉ và lộ trình khác nhau nhưng sẽ được gom thành 2 mảng chính là mạng và thiết kế.
Bậc thang chứng chỉ Cisco mạng
Bậc thang chứng chỉ mạng Cisco sẽ bắt đầu với kỹ thuật viên mạng Cisco cấp độ nhập môn (Cisco Certified Entry Networking Technician – CCENT), tiếp đến sẽ là Chuyên viên mạng Cisco (Cisco Certified Network Associate – CCNA), rồi đến chuyên gia mạng Cisco (Cisco Certified Network Professional – CCNP), và bậc cao nhất là chuyên gia cao cấp mạng quốc tế Cisco (Cisco Certified Internetwork Expert – CCIE).
Bậc thang của chứng chỉ Cisco mạng
Bậc thang chứng chỉ Cisco thiết kế
Dành cho những bạn có thiên hướng thiên về thiết kế. Chứng chỉ Cisco bắt đầu với chứng chỉ CCENT, kế đến là chuyên viên thiết kế Cisco (Cisco Ctified Design Associate – CCDA), chuyên gia thết kế Cisco (Cisco Certified Design Professional – CCDP), rồi đến cấp độ chuyên gia cao cấp thiết kế Cisco (Cisco Certified Design Expert – CCDE) và kết thc với bậc cao nhất là kiến trúc sư Cisco (Cisco Certified Architect _ CCAr).
Xem thêm: Những điều cần biết về cấu hình dhcp snooping
Bậc thang của chứng chỉ Cisco thiết kế
Các loại chứng chỉ Cisco theo cấp độ
Cấp độ nhập môn Cisco (Entry level)
Các loại chứng chỉ Cisco có ở cấp độ nhập môn là kỹ thuật viên mạng nhập môn (Cisco Certified Entry Networking Technician – CCENT) và chứng chỉ kỹ thuật viên Cisco (Cisco Certified Technician – CCT). Để đạt được các chứng nhận này, bạn cần vượt qua các kỳ thi tương ứng.
Với chứng chỉ CCENT, bạn có thể cài đặt, duy trì, khắc phục các sự cố mạng hoặc một nhánh của mạng lưới doanh nghiệp nhỏ, triển khai bảo mật mạng căn bản. Khi đạt được chứng chỉ CCENT, bạn có thể vào làm tại các doanh nghiệp với vị trí kỹ thuật viên mạng hoặc kỹ thuật viên hỗ trợ. Ngoài ra đây còn là điều kiện tiên quyết để bạn có thể tiếp tục với các cấp độ chuyên viên như CCNA hay CCDA.
Còn đối với chứng chỉ CCT, bạn sẽ làm việc tại các công ty khách hàng để phát hiện vấn đề, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị mạng liên quan. Có được chứng chỉ CCT, bạn có thể lựa chọn một trong các hướng đi như: Trung tâm dữ liệu (Data Center), định tuyến và chuyển mạch (Routing và Switching) hoặc hiện diện từ xa (TelePresence).
Cấp độ chuyên viên Cisco (Associate)
Các loại chứng chỉ Cisco ở cấp độ chuyên viên bao gồm: chuyên viên mạng Cisco (CCNA) và chuyên viên thiết kế Cisco (CCDA). Để đạt được các loại chứng chỉ Cisco ở cấp độ này, bạn cần vượt qua một hoặc 2 kỳ thi tuỳ vào định hướng của bạn.
CCNA là một chứng chỉ công nhận các kỹ năng cơ bản về mạng như: cài đặt, hỗ trợ, khắc phục sự cố mạng dây và không dây. Bạn có thể làm việc với các vị trí như: định tuyến và chuyển mạch (Routing và Switing), trung tâm dữ liệu (Data Center), bảo mật (Security), nhà cung cấp dịch vụ (Service provider), vận hành nhà cung cấp dịch vụ (Service provide operations), hình ảnh (Video), âm thanh (Voice), không dây (Wireless). Ngoài ra, đây còn là một điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn tiếp tục thi lấy chứng chỉ CCNP.
Chứng chỉ Cisco CCAN
Còn đối với CCDA, đây là một chứng chỉ công nhận các kỹ năng thiết kế mạng lưới có dây và không dây cơ bản, bảo mật tổ chức và âm thanh. CCDA cũng là một điều kiện tiên quyết cho chứng chỉ CCDP.
Cấp độ chuyên gia Cisco (Professional)
Cấp độ chuyên gia bao gồm 2 chương trình là: chuyên gia mạng Cisco (CCNP) và chuyên gia thiết kế Cisco (CCDP):
CCNP là chứng chỉ công nhận các chuyên gia, người lập kế hoạch triển khai và khắc phục các sự cố mạng tại khu vực địa phương hoặc rộng hơn. Hướng đi của chứng chỉ này cũng giống với CCNA ngoại trừ hình ảnh (Video). Có được chứng chỉ CCNP, bạn có thể làm việc tại các vị trí như kỹ sư hỗ trợ, kỹ sư mạng. Và là một điều kiện tiên quyết để có thể thi lên trình độ cao hơn là chuyên gia mạng quốc tế cao cấp (CCIE).
Chứng chỉ CCDP là chứng chỉ công nhận khả năng thiết kế và triển khai các mạng lưới có khả năng mở rộng và mạng chuyển mạch nhiều tầng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đảm nhiệm các vai trò liên kết như: kỹ sư mạng cao cấp và nhà phân tích cao cấp và tiến tới chuyên gia thiết kế cao cấp CCDE.
Cấp độ chuyên gia cao cấp Cisco (Expert)
Cấp độ chuyên gia cao cấp gồm 2 chứng chỉ là chuyên gia mạng quốc tế cao cấp Cisco (CCIE) và chuyên gia thiết kế Cisco (CCDE). Tuy không có các điều kiện tiên quyết đối với từng chứng chỉ nhưng bạn phải vượt qua được kỳ thi viết và thực hành vô cùng khắc khe của chứng chỉ này.
Chứng chỉ CCIE được xem là một dấu mốc trong sự nghiệp của các chuyên gia mạng. Để đạt được chứng chỉ CCIE, bạn cần sở hữu các kiến thức cũng như kỹ năng chuyên gia về sản phẩm mạng và giải pháp Cisco trong các mảng như: định hướng và chuyển mạch, cộng tác, trung tâm dữ liệu, bảo mật, nhà cung cấp dịch vụ, vận hành nhà cung cấp dịch vụ, âm thanh, không dây.
Chứng chỉ CCDE là chứng chỉ công nhận các chuyên gia thiết kế giải pháp hạ tầng cho môi trường doanh nghiệp lớn ở các khía cạnh như: công nghệ, vận hành, kinh doanh và ngân sách của một dự án. Bạn cũng có thể làm các công việc liên kết như: kỹ sư thiết kế mạng, dẫn dắt đội hạ tầng IT.
Cấp độ kiến trúc sư Cisco (Architect)
Với chứng chỉ kiến trúc sư Cisco (CCAr), bạn có thể làm việc tại vị trí kiến trúc sư mạng hoặc kiến trúc sư trung tâm dữ liệu. Đây là cấp độ cao nhất công nhận kỹ năng của một kiến trúc sư hạ tầng mạng cao cấp với khả năng lập kế hoạch và thiết kế hạ tầng IT dựa trên chiến lược của doanh nghiệp.
Bài viết trên đã giới thiệu về các loại chứng chỉ Cisco cũng như từng cấp bậc trong hệ thống chứng chỉ này. Hy vọng chúng tôi đã mang lại cho bạn những thông tin bổ ích để bạn có thể đưa ra được những lựa chọn phù hợp với bản thân nhé.
Xem thêm: https://datech.vn/mo-hinh-tcp-ip-la-gi-chuc-nang-cua-cac-tang-trong-mo-hinh