cúng đọng thổ

CÚNG ĐỘNG THỔ

Thông tin giáo dục

 

Để xây dựng thành công một ngôi nhà, một công trình nào đó, thì trước tiên người ta sẽ Cúng Động Thổ hay còn gọi là Cúng Công Trình. Đây là một nghi thức quan trọng giúp cho việc xây dựng được thành công hơn.Mỗi vùng miền đều có phong tục Cúng Động Thổ khác nhau nhưng vẫn phải có các thành phần cốt lõi.

Vậy nên chuẩn bị mâm cúng như thế nào để phù hợp và hợp với phong tục. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!

cúng đọng thổ
Cúng Động Thổ

Thế nào là Cúng Động Thổ? Ý nghĩa của Cúng Động Thổ là gì ?

Theo phong tục từ xưa, trước khi xây dựng một công trình, muốn thành công và có một ngồi nhà thích hợp thì người ta thường Cúng Động Thổ hay còn gọi là cúng Thần Đất ở chỗ đấy để xin được khởi công xây dựng trên vùng đất này và mong mọi điều tốt đép nhất đến với ngôi nhà của họ.

Người ta thường chọn những ngày tốt (Hoàng Đạo, Snh Khí,Giải Thàn,…), tránh ngày xấu(sát chủ, trùng tang, trùng phục,..) để thực hiện lễ Cúng Động Thổ.

Cúng Động Thổ để xin Thần Linh, Thổ Địa ở đó được xây dựng trên nền đất của họ và mong bình an, mai mắn đến với gia đình . Đồng thời, các đơn vị thi công cũng phải đốt nhang và khấn. Ngoài việc cúng Thần Linh, Thổ Địa thì các đơn vị thi công còn cúng tổ nghề(Lỗ Ban) để cầu cho việc thi công được thuận lợi.

Cần chuẩn bị gì cho lễ Cúng Động Thổ?

–  Một con gà;

–  Một đĩa xôi;

–  Một đĩa muối;

–  Một bát nước;

–  Một bát gạo;

–  Gói thuốc;

–  Lạng chè;

–  trái cây(Ngũ Quả);

–  Hoa tươi;

–  Nhang rồng phụng;

–  Đèn cầy;

–  Rượu;

–  Giấy cúng;

–  Một bộ quân áo Quan Thần Linh, mũ, Kím trắng, năm lễ vàng tiền, năm cái oản đỏ;

–  Bánh kẹo;

–  Trầu cau;

–  Tam sên( 1 miến thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trúng vit luộc);

–  Lư hương;

–  Con heo quay;

–  Tiền, Vàng;

cúng động thổ
Cúng Động Thổ

Các bước thực hiện lễ cúng Động Thổ

Bước 1: Chọn ngày lành, tháng tốt để làm lễ cúng Động Thổ

Đa số người Việt Nam sẽ chọn đi xem phong thủy, xem thầy bói để tìm cho mình những thời gian tốt hợp với mệnh,cung, tuổi của mình để chọn được ngày giờ cho buổi lễ cúng Động Thổ.

Bước 2: Chuẩn bị đồ cúng

Người ta thường đặt đồ cúng trên một bàn và đặt ngoài trời,và theo hướng hợp với gia chủ.Nên chọn đặt mân cúng ở giữa chính diện. Nên chọn cẩn thận và tỉ mỉ dưới sự chỉ đạo của thầy phong thủy

Bước 3: tiến hành lễ cúng

Nếu gia chủ kỵ tuổi thì có thể nhờ người tiến hành lễ động thổ.

Một số lưu ý trong quá trình thực hiện lễ Cúng

–  Gia chủ phải mặc quần áo chỉnh tề, vái bốn phương, 8 hướng sau đó quay vào mâm cúng và vái.Sau khi hương gần tàn thì gia chủ sẽ đốt giấy tiền , vàng và gãy muối , gạo. Sau đó, dùng cuốc cuốc vài nhát vào chỗ định đào .Sau đó thợ xây sẽ bắt đầu thi công.

–  Nếu mượn tuổi làm nhà: Đầu tiên phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi lấy 99.000 đồng.

– Khi Động Thổ: Người mượn tuổi thay sẽ khấn vái như trên, Còn chủ nhà thì sẽ lánh mặt và đứng cách nhà khoảng 50m, sau khi hoàn tất việc xong mới trở về.

– Các kì đổ mái thì người mượn tuổi tiếp tục khấn vái và gia chủ cũng phải lánh mặt.

– Khi nhập trạch: người mượn tuổi thực hiên các nghi lễ dâng hương, và khấn gia nhà lại cho chủ nhà, chủ nhà sẽ làm giấy tờ mua lại với giá 100 000 đồng và khấn lại.

Hãy vào Đồ Cúng Việt để tham khảo thêm nhé!

 

Trả lời