Động cơ điện 1 pha

Động cơ điện là gì? Thông tin về động cơ điện

Máy móc- Trang thiết bị

Động cơ điện là một phát minh vĩ đại của nhà bác học người Anh Michaeel Faraday. Mặc dù nó chỉ là một thử nghiệm, thế nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại ngày nay. Hãy cùng Phuthaimed theo dõi bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về chúng nhé!

Động cơ điện là gì? 

Đây là một loại máy có khả năng chuyển đổi năng lượng điện thành cơ năng. Các động cơ này thường hoạt động dựa trên cơ chế của hiệu ứng điện từ. Ngày nay, động cơ điện được sử dụng trong hầu hết các loại máy móc, thiết bị. Bạn có thể dễ dàng nhận biết được các động cơ điện có trong máy giặt, máy hút bụi, quạt điện,… có trong nhà hay thậm chí là những loại máy móc đồ sộ trong công nghiệp cũng hoạt động dựa trên động cơ điện như máy khoan, máy trộn,…

>>>>Xem thêm: Chỉ số bilirubin

Cấu tạo động cơ điện như thế nào? 

Động cơ điện được cấu thành từ hai phần có tên là stato và roto. Phần stato là phần đứng yên còn phần roto là phần chuyển động. Roto sẽ bao gồm một lõi (hoặc nam châm vĩnh cửu) có nhiều dây dẫn quấn quanh. Sau khi kết nối với nguồn điện, lúc này ở roto và stato đều sẽ xuất hiện từ trường. Lúc này sẽ có sự tương tác giữa các phần với nhau, giúp cho roto có khả năng quay.  

Cấu tạo động cơ điện
Cấu tạo động cơ điện

Phần Stato (Phần đứng yên): 

  • Vỏ lõi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mạch từ được làm từ vật liệu thép đúc. Mạch từ này cùng với tấm chắn sẽ đảm bảo cho phần đứng yên (Stato) được giữ nguyên, cố định ở bên trong động cơ. 
  • Sắt nõn được dùng để làm lõi stato. Phần lõi này có cấu tạo tương tự với phần ứng dây quấn 3 pha của máy điện dị bộ dây quấn.

Phần Roto (Phần chuyển động): 

  • Các lá thép đã được xử lý qua kỹ thuật ghép lại với nhau tạo ra lõi thép. 
  • Thanh dẫn có thể được làm từ vật liệu đồng hoặc nhôm. 
  • 2 vòng được đặt ở 2 đầu roto được gọi là vòng đoản mạch. 

>>>>Xem thêm: Động cơ servo

Nguyên lý hoạt động của động cơ điện ra sao? 

Các động cơ điện hoạt động phần lớn sẽ dựa vào nguyên lý cảm ứng điện từ. Tuy nhiên, một số động cơ khác sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý về lực tĩnh điện hay hiệu ứng áp điện. 

Khi có dòng điện chạy qua, lúc này cuộn dây quấn xung lõi được làm từ sắt non sẽ chịu ảnh hưởng bởi tác động lực từ. Lực có chiều hướng lên trên sẽ tác động vào cạnh bên cực dương còn lực có chiều hướng xuống dưới sẽ tác động vào cạnh ở bên cạnh cực âm. Nguyên lý bàn tay trái của Fleming dùng để lý giải cho cơ chế hoạt động này. 

Sau khi chịu sự tác dụng của lực từ, roto sẽ chuyển động quay tròn. Nếu muốn duy trì chuyển động này, yêu cầu động cơ điện cần được trang bị một bộ cổ góp điện. Sau một nữa chu kỳ, thiết bị này sẽ thực hiện chức năng của mình, bắt đầu chuyển mạch dòng điện. Roto sẽ không phải chịu tác dụng của lực từ nữa khi mặt của cuộn dây song song với các đường sức từ của từ trường. 

Động cơ điện như thế nào?
Động cơ điện như thế nào?

>>>>Xem thêm: Máy theo dõi bệnh nhân 

Động có điện có mấy loại? 

Động cơ điện được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để phù hợp với những ứng dụng trong đời sống. 

Phân loại theo chiều dòng điện 

Có 2 loại động cơ được phân loại dựa trên chiều dòng điện, cụ thể: 

  • Động cơ điện 1 pha: Đây là loại động cơ dây quấn stato chỉ với 1 cuộn dây pha, 1 dây cấp và dây pha còn lại là nguồn cấp. Thế nhưng, động cơ điện sẽ không thể hoạt động chỉ với 1 dây pha. Động cơ này được dùng trong sản xuất và các hoạt động đời sống như máy bơm nước, máy nén khí hoặc tời kéo,…
  • Động cơ điện 3 pha: Đối với động cơ điện này, sẽ có dòng điện xoay chiều 3 pha đi qua. Lúc này sẽ tạo nên một trường quay. Nó sẽ quay vì giống với hiện tượng bên trên, dòng điện sẽ được tạo tạo ra từ bên trong của các thanh dẫn roto lồng sóc. 

>>>>Xem thêm: http://phuthaimed.com.vn/may-sieu-am-dieu-tri.htm

Động cơ điện 1 pha
Động cơ điện 1 pha

Phân loại động cơ điện theo ứng dụng thực tế 

  • Động cơ đồng bộ: Đối với cấu trúc động cơ này, roto sẽ quay cùng trường với stato. Phần này lại được chia ra làm hai loại như sau: Loại kích từ độc lập và kích từ trực tiếp. Kích từ độc lập có nguyên tắc hoạt động giống với động cơ từ. Còn kích từ trực tiếp sẽ hoạt động dựa trên việc sử dụng nam châm vĩnh cửu. 
  • Động cơ không đồng bộ: Các động cơ hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng từ là các động cơ không đồng bộ. Bản chất này được thể hiện qua sự trượt giữa tốc độ quay của từ trường cùng với việc tốc độ của roto quay chậm hơn. Kiểu lồng sóc là mô phỏng tương tự của chúng. Để nhằm giảm bớt áp lực xuất phát từ dòng khởi động, người ta dùng một cuộn dây vì lúc này các điện trở đã được đấu nối một cách trực tiếp vào trong cuộn dây đó. 

>>>>Xem thêm: http://phuthaimed.com.vn/he-thong–robot-may-tap-phcn-thong-minh.htm

Phuthaimed hy vọng rằng qua những thông tin bổ ích trên, người đọc đã có thể hiểu hơn về động cơ điện, cấu tạo cũng như nguyên lý của hoạt động của chúng. Chúng tôi là đơn vị cung các trang thiết bị, dụng cụ dùng trong y tế cho các bệnh viện, phòng khám. Nếu các bạn có nhu cầu về các sản phẩm trên, hãy nhanh tay liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!