Đối với câu hỏi: “Khi nào cần cho trẻ sử dụng kính cận?” chắc hẳn nhiều người sẽ trả lời rằng khi bị cận thì mới sử dụng kính cận. Vậy khi nào thì bạn biết trẻ bị cận? Trẻ thường không hiểu rõ thế nào là cận thị, do đó là bậc làm cha làm mẹ bạn cần phát hiện kịp thời và điều trị phù hợp.
Vì vậy để trả lời cho câu hỏi khi nào bạn biết trẻ bị cận và cần sử dụng kính cận hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận
Thường xuyên dụi mắt – Dấu hiệu của cận thị ở trẻ
– Khi xem tivi bé phải ngồi sát vào màn hình thì mới xem được
– Khi đọc bài thường nhảy hàng hoặc dùng ngón tay dò theo từng hàng để đọc
– Trẻ không chép bài kịp trên trường vì không nhìn thấy bài trên bảng
– Khi viết hoặc đọc bé cúi sát xuống vở/sách để viết/đọc cho đúng
– Trẻ hay nheo mắt lại hoặc nghiêng đầu để nhìn vật ở xa
– Mặc dù không buồn ngủ nhưng lúc nào cũng dụi mắt
– Chảy nước mắt, sợ ánh sáng hoặc không thích bị chói mắt
– …
Nếu bé của bạn có bất cứ triệu chứng nào kể trên thì tốt nhất bạn nên dẫn bé đến các cơ sở y tế về mắt để kiểm tra cho chắc chắn. Nếu không phải bị cận thì tốt, còn nếu bị thì sẽ có phương pháp điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị khi bị cận
Khi phát hiện bị cận thị sớm nếu điều trị kịp thời sẽ mang lại nhiều cải thiện tốt hơn. Có nhiều phương pháp sử dụng khi điều trị cận thị, trong đó đeo gọng kính cận, đeo kính áp tròng và phương pháp hiện đại nhất là mổ laser.
Cho trẻ đeo kính cận – Giải pháp dành cho các bậc phụ huynh
– Đeo gọng kính cận: Đây là phương pháp phổ biến và dễ áp dụng nhất. Tùy theo mức độ cận thị của trẻ đeo độ cho phù hợp. Quá trình đo và mua gọng kính cận tại TPHCM rất quan trọng với trẻ, nếu chọn gọng kính cận phù hợp với độ cận thị của bé thì quá trình tiến triển của cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ.
– Đeo kính áp tròng: Phương pháp này thường được nhiều bạn trẻ sử dụng hơn là các em nhỏ, nhưng nếu bé nhà bạn không thích những chiếc gọng kính “nặng nề” trên gương mặt hoặc “tự ti” khi mang kính thì có thể cho bé sử dụng kính áp tròng. Tuy nhiên khi sử dụng kính áp tròng cần phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh thật tốt. Không được đeo kính qua đêm, hoặc khi đi tắm biển thì phải tháo kính ra.
Khi đeo kính áp tròng thì cứ 3 tháng nên kiểm tra giác mạc một lần, nếu phát hiện có những hiện tượng bất thường thì tốt nhất nên ngừng đeo kính áp tròng và chuyển sang lại gọng kính cận truyền thống.
– Phẫu thuật mắt bằng laser: Phương pháp điều trị này chỉ phù hợp đối với trẻ trên 18 tuổi, việc điều trị này khá phổ biến và có độ chính xác không, không xảy ra biến chứng gì trước và sau khi phẫu thuật nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Mỗi phương pháp kể trên đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo sở thích và điều kiện kinh tế của mỗi người mà cho bé sử dụng cách điều trị phù hợp.
Ngoài ra để giúp tình trạng cận thị giảm đi, không tăng độ các bậc phụ huynh nên chú trọng đến nguồn thực phẩm mà bé sử dụng hàng ngày, nên cho bé sử dụng nhiều nguyên liệu giàu vitamin C, B và E, sẽ rất tốt cho mắt của bé.
Với những chia sẻ mà chúng tôi cung cấp ở trên chắc hẳn bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào cần cho trẻ sử dụng gọng kính cận?” đúng không nào?