1-quy-trinh-cua-kiem-toan-noi-bo-bao-gom-nhung-gi

Tìm hiểu quy trình kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp

Bài viết hay

Quy trình kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp được xây dựng chi tiết và đảm bảo được vận hành một cách hiệu quả. Nội dung và biểu mẫu của quy trình này có thể phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và mức độ phức tạp của công tác kiểm toán nội bộ. Vậy mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn sẽ trải qua những quy trình nào, gồm bao nhiêu giai đoạn chính? Dưới đây là những thông tin chi tiết về quy trình kiểm toán nội bộ tại một tổ chức, doanh nghiệp!

Quy trình kiểm toán nội bộ được hiểu như thế nào?

Quy trình kiểm toán nội bộ bao gồm những quy định và hướng dẫn chi tiết về lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện, lập và gửi báo cáo, giám sát chỉnh sửa, theo dõi thực hiện khuyến nghị sau kiểm toán và lưu trữ hồ sơ, tài liệu.

1-quy-trinh-cua-kiem-toan-noi-bo-bao-gom-nhung-gi

Quy trình của kiểm toán nội bộ bao gồm những gì?

Tài liệu này được phê duyệt bởi cấp đã phê duyệt Quy chế Kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp. Đây chính là cẩm nang cho các thành viên của bộ phận kiểm toán nội bộ sử dụng và tuân thủ để đảm bảo hoạt động kiểm toán nhất quán và đạt yêu cầu.

Các giai đoạn chính trong quy trình kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ giữ vị trí quan trọng trong quá trình quản trị của các tổ chức, doanh nghiệp. Quy trình kiểm toán nội bộ trong mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn sẽ được triển khai qua 4 giai đoạn chính. Cụ thể: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch kiểm toán, báo cáo kết quả và giám sát, triển khai thực hiện kiến nghị sau kiểm toán. Cùng tìm hiểu chi tiết 4 giai đoạn chính trong quy trình kiểm toán nội bộ nhé!

2-quy-trinh-kiem-toan-noi-bo-tai-mot-to-chuc-doanh-nghiep

Quy trình kiểm toán nội bộ tại một tổ chức, doanh nghiệp

Lập kế hoạch kiểm toán

Theo chuẩn mực IIA, các kiểm toán viên nội bộ phải xây dựng và ghi chép kế hoạch cho mỗi cuộc kiểm toán hoặc tư vấn. Một kế hoạch cần có:

  • Mục tiêu.
  • Phạm vị.
  • Thời gian thực hiện.
  • Phân bổ nguồn nhân lực.

Người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ chính là Trưởng kiểm toán nội bộ. Để có được một kế hoạch kiểm toán nội bộ đầy đủ, chi tiết và đạt hiệu quả cao, Trưởng kiểm toán nội bộ cần có những kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, phân tích logic, lập kế hoạch, quản lý thời gian,…

Ở giai đoạn này, các kiểm toán viên nội bộ phải lập biên bản ghi nhận các mục tiêu, phạm vi kiểm toán, đánh giá rủi ro và nội dung ưu tiên thực hiện kiểm toán. Biên bản này là tài liệu quan trọng trong quy trình kiểm toán nội bộ để trao đổi về các nội dung quan trọng cho các thành viên trong nhóm kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán

Những kiểm soát cơ bản sẽ được thực hiện trong giai đoạn này theo như kế hoạch đã lập, căn cứ vào việc đánh giá tính đầy đủ của thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ. Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên nội bộ sẽ triển khai những gì đã đề ra và ghi chép lại kết quả làm bằng chứng cho việc đánh giá quy trình kiểm toán nội bộ.

Tuy nhiên, trước khi tiến hành kiểm toán, các kiểm toán viên cần xem xét:

  • Kế hoạch kiểm toán để nắm rõ các nội dung quan trọng.
  • Kỳ vọng của Hội đồng quản trị và lãnh đạo doanh nghiệp để phản ánh các thông tin cần thiết.
  • Chính sách và quy định pháp lý liên quan.

Quá trình thực kiểm toán nội bộ cần ghi chép, lưu trữ những bằng chứng xác thực

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên có thể bổ sung các chi tiết vào kế hoạch nếu nhận thấy bản kế hoạch không được lập đầy đủ và chi tiết. Mọi điều chỉnh và bổ sung phải được phê duyệt ngay. Ngoài ra, để làm căn cứ cho kết quả kiểm toán, các kiểm toán viên cần xác định, phân tích, đánh giá và ghi chép thông tin trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán theo kế hoạch đã đề ra. Các căn cứ bao gồm:

  • Hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ và các ghi chép kết quả thu được qua việc quan sát con người, tài sản và sự kiện.
  • Thư tư, biên bản, thư điện tử, phản hồi từ các cuộc khảo sát, điều tra và phỏng vấn có tính chứng thực.
  • Thông tin được ghi chép lại hoặc được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông khác.
  • Các phân tích, xác nhận, tổng hợp và so sánh các thông tin từ nhiều nguồn (Dữ liệu chuẩn của ngành, kết quả của năm trước, các doanh nghiệp tương đương,…)

Báo cáo kết quả kiểm toán

Dựa vào chuẩn mực IIA, người báo cáo định kỳ cho Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo doanh nghiệp và Trưởng kiểm toán nội bộ. Tần suất và nội dung báo cáo phụ thuộc vào tầm quan trọng và mức độ cấp thiết của các hành động cần được Hội đồng quản trị và lãnh đạo thực hiện.

Quy định về công tác trao đổi và báo cáo kết quả kiểm toán được xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả trong thực hiện kiểm toán. Quy định này dựa trên chính sách và quy trình của các bên liên quan và kỳ vọng của Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo doanh nghiệp.

3-qua-trinh-thuc-kiem-toan-noi-bo-can-ghi-chep-luu-tru-nhung-bang-chung-xac-thuc

Quy trình báo cáo kết quả kiểm toán được xây dựng dựa trên chính sách của doanh nghiệp, tổ chức

Quy trình kiểm toán nội bộ và nội dung về báo cáo sẽ phụ thuộc và bản chất của từng tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, một bản báo cáo thường bao gồm những thông tin sau:

  • Thông tin, quan sát và kết quả thực hiện kiểm toán.
  • Thông tin vào giữa kỳ và cuối kỳ.
  • Hoạt động theo dõi và giám sát.
  • Các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Các thông tin nhạy cảm.
  • Thông tin của các bên liên quan.

Giám sát và thực hiện khuyến nghị kiểm toán

Sau các cuộc kiểm toán, những phát hiện và khuyến nghị cải tiến được đưa ra để khắc phục, sửa chữa các sai sót kịp thời. Ngoài ra, kiểm toán viên nội bộ cần phân loại các biện pháp khắc phục theo quy trình kinh doanh hoặc chủ thể thực hiện và phản ánh được các số liệu thống kê như tỷ lệ các biện pháp đang theo dõi, quá hạn và đã hoàn thành. Việc nắm bắt và đo lường cải tiến được xem là một trong những thông lệ được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp.

Các tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ để có được các nhìn sâu sắc hơn về những rủi ro và tạo nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn!