Tiểu đường có ăn được củ đậu không?

Bị tiểu đường có ăn được củ đậu không? Ăn thế nào là tốt?

Bài viết hay

Tiểu đường có ăn được củ đậu không? Chỉ số đường huyết của củ đậu là bao nhiêu? Củ đậu có chứa nhiều đường? Vậy củ đậu có ảnh hưởng gì với người bị bệnh tiểu đường. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin để về chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hàm lượng dinh dưỡng trong củ đậu 

Để trả lời câu hỏi: “người bị tiểu đường có ăn được củ đậu không?” thì đầu tiên cần biết được hàm lượng dinh dưỡng trong củ đậu. Vậy củ đậu bao nhiêu calo? Trong mỗi 100g, củ đậu sẽ chứa khoảng 38 kcal. Đa phần năng lượng của củ đậu đến từ hàm lượng carbs trong nó. Hơn nữa, củ đậu cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, cũng như một lượng chất xơ đáng kể. Giá trị dinh dưỡng gồm có: Nước: 90.1g, chất đạm: 0.72g, tổng chất béo: 0.09g, chất xơ: 0.9g, vitamin C, tổng axit ascorbic: 20.2mg, folate: 12µg, kali: 150mg, canxi: 12mg, phốt pho: 18mg, sắt: 0.6mg, magie: 12mg.

Củ đậu cũng chứa một lượng nhỏ vitamin E, thiamine, riboflavin, vitamin B6, axit pantothenic, canxi, phốt pho, đồng và kẽm.

Bệnh tiểu đường có ăn được củ đậu không?

Từ trên ta thấy được củ đậu là loại rau củ đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mọi người. Vậy người tiểu đường có ăn được củ đậu không? Câu trả lời là có. Người bệnh tiểu đường nên bổ sung củ đậu vào chế độ ăn của mình để mang lại được những tác dụng mà nó mang lại như: giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống oxy hoá, tốt cho lợi khuẩn đường ruột.

Tiểu đường có ăn được củ đậu không?
Tiểu đường có ăn được củ đậu không?

Củ đậu có nhiều đường không? Chỉ số đường huyết của củ đậu là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết (GI) của củ đậu là 17, thuộc nhóm thực phẩm có mức chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là khi ăn củ đậu, lượng đường huyết trong máu ổn định, không có nguy cơ bị tăng đột biến. Do đó, củ đậu phù hợp cho người tiểu đường sử dụng. Không những thế mà củ đậu còn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, nhiều dưỡng chất. 

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu cho rằng, chiết xuất từ củ đậu có tác dụng làm giảm đường huyết trên chuột mắc bệnh tiểu đường. Kết quả thí nghiệm cho thấy nồng độ đường huyết của nhóm chuột cho ăn củ đậu giảm đáng kể so với nhóm đối lập.

Lợi ích của củ đậu đối với người bệnh tiểu đường

Với hàm lượng vitamin và chất dinh dưỡng dồi dào, củ đậu mang đến những lợi ích về mặt sức khỏe dành cho người bệnh đái tháo đường:

  • Tác dụng chống oxy hóa: Nhờ chứa hàm lượng cao vitamin C (100g củ đậu có thể cung cấp 20% nhu cầu vitamin C hằng ngày cho cơ thể) cùng với vitamin E, selen và beta-carotene. Các nghiên cứu đã minh chứng rằng vitamin C có trong củ đậu giúp tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ngăn ngừa quá trình stress oxy hóa, chống lại tác động của các gốc tự do, giúp sửa chữa các tế bào bị hỏng và ức chế quá trình lão hóa da. Tất cả những tác dụng này đều có lợi cho sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.
Lợi ích của củ đậu đối với người bệnh tiểu đường
Lợi ích của củ đậu đối với người bệnh tiểu đường
  • Điều chỉnh lượng đường trong máu: Trong một nghiên cứu cho thấy chất xơ từ củ đậu giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu và trọng lượng cơ thể tăng quá mức ở chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều đường. Bên cạnh đó, củ đậu còn giúp cải thiện độ nhạy của insulin – một hormone có vai trò làm giảm đường huyết.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Chứa các chất xơ, kali, sắt, đồng và nitrat là những thành phần có ích cho sức khỏe tim mạch, giúp giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp và cải thiện tuần hoàn.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Kích thích tiêu hóa và những vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển nhờ chất xơ và nước, giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và  làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
  • Giàu chất xơ hỗ trợ giảm cân: Saponin có trong củ đậu có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong tuần hoàn, tăng cường sức khỏe tim mạch. Saponin liên kết với axit mật và cholesterol để ngăn hấp thụ qua ruột non. Ngoài ra, saponin còn làm giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế các enzyme phân hủy disaccarit thành monosaccarit, do đó làm giảm lượng đường trong máu đối với cả người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2.

Lưu ý khi ăn củ đậu cho người bệnh tiểu đường

Bị tiểu đường có ăn củ đậu được không? Ăn thế nào là tốt? Người bệnh nên sử dụng bộ phận rễ của cây tức là phần củ. Phần còn lại của cây gồm hạt và hoa chứa rotenone. Đây là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên gây độc hại đối với con người, đặc biệt khi sử dụng ở liều lượng lớn. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng rotenone có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Ngoài ra, cần lưu ý loại bỏ hoàn toàn phần vỏ của củ đậu trước khi sử dụng. Nếu gặp các phản ứng dị ứng hoặc triệu chứng tiêu hóa bất thường sau khi ăn củ đậu, bạn nên tránh sử dụng loại rau củ này nữa.

Cách đơn giản nhất để chế biến củ đậu là gọt sạch vỏ và ăn sống. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng củ đậu làm thành phần kết hợp để tạo ra nhiều món ăn khác ví dụ như salad, củ đậu xào.

Bị tiểu đường có ăn củ đậu được không? Ăn thế nào là tốt?
Bị tiểu đường có ăn củ đậu được không? Ăn thế nào là tốt?

Để tiêu thụ củ đậu một cách an toàn cho người bệnh tiểu đường thì cần những lưu ý sau:

  • Người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 củ đậu nhỏ một ngày, lưu ý không ăn liên tục quá 4 ngày. Ăn quá nhiều củ đậu sẽ làm cho lượng chất xơ trong đường ruột tăng, gây cản trở hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Điều này dễ gây ra tình trạng táo bón, đầy hơi.
  • Trong vỏ củ đậu có chứa một lượng chất gây hại cho cơ thể. Do đó khi dùng củ đậu thì cần gọt sạch vỏ của củ đậu trước khi ăn.
  • Gợi ý một số công thức nấu ăn ngon với củ đậu cho người tiểu đường: Ăn trực tiếp phần củ màu trắng, cắt củ đậu thành hạt lựu và thêm vào các món salad củ quả, xào củ đậu với dầu mè.

Ngoài những cách trên, còn có một số phương pháp thưởng thức khác như:

Cách 1: Cắt củ đậu thành lát mỏng, rắc một chút muối và nước cốt chanh, sau đó thêm một lớp quả bơ lên trên. Chế biến như một món salad. 

Cách 2: Xào củ đậu kết hợp với các loại rau khác như bông cải xanh và cà rốt, để tạo ra món ăn phong phú và ngon miệng. 

Bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm gì? 

Người bệnh tiểu đường nên bổ sung các loại vitamin như:

  • Vitamin A: giúp mắt sáng rõ, bảo vệ các mô, da khỏi bị nhiễm trùng và thúc đẩy tăng trưởng các tế bào trong cơ thể.
  • Vitamin B: B1, B2, B6 và B12 có các tác dụng duy trì chức năng gan, chức năng thần kinh, tăng cường năng lượng và trao đổi chất cho cơ thể. Ngoài ra khi sử dụng các loại vitamin B cần có chỉ định từ bác sĩ.
Một số loại vitamin cho người bệnh tiểu đường
Một số loại vitamin cho người bệnh tiểu đường
  • Vitamin C: bảo vệ tế bào trong cơ thể, ngăn chặn sự phát triển các bệnh lý do stress oxy, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương mạch máu.
  • Khoáng chất cần thiết cho người bệnh tiểu đường: Kẽm giúp kích thích các tế bào lympho B phát triển nhanh, tạo thành một tuyến phòng thủ chống lại nhiễm trùng, tăng cường sức đề kháng. Ở những người tiểu đường tuýp 2 do trong mạch máu luôn tồn tại glucose, lâu ngày sẽ làm cho các thành mạch bị suy yếu và dễ gặp tổn thương, từ đó gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Vitamin D: có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ photpho và canxi dễ dàng hơn. Bên cạnh việc hấp thụ loại vitamin này từ đồ uống thì thực phẩm theo chế độ ăn dành cho người tiểu đường là lựa chọn tốt nhất.
  • Vitamin E: công dụng chính là bảo vệ tế bào khỏi tác động hư hại từ bên ngoài, chống lại quá trình oxy hóa.

Bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ nội dung để giải đáp thắc mắc về: “tiểu đường có được ăn củ đậu không”, người tiểu đường nên dùng củ đậu như thế nào? Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này thì bạn có thể áp dụng một số điểm lưu ý trên đây để ổn định sức khoẻ của mình.

Tham khảo thêm: Người bệnh tiểu đường có nên ăn yến mạch hay không?