Chúng ta đã quá quen thuộc với các loại vải thun như: cotton, poly, thun cá sấu,… Cùng với đó thì vải thun lạnh cũng là một trong những loại vải được lựa chọn để may trang phục. Loại vải này có rất nhiều ưu điểm và rất được mọi người lựa chọn làm trang phục hàng ngày. Trong thiết kế đồng phục, thun lạnh là chất liệu vải hàng đầu được cân nhắc của hầu hết mọi người. Vậy thì vải thun lạnh là gì? Tại sao áo thun lạnh lại được ưa chuộng đến vậy? Câu trả lời nằm trong bài viết ngay dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về thun lạnh nhé!
Contents [show]
Vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh là gì? Thun lạnh được gọi theo tên tiếng Anh là Cold Spandex. Đây là chất liệu vải có thành phần 100% từ sợi PE, kết hợp với 3% – 5% sợi Spandex. Mục đích của việc thêm sợi Spandex chính là làm mềm vải hơn và tăng độ co giãn.
Phương pháp dệt vải thun lạnh là dệt thoi hoặc dệt kim – hai phương pháp dệt phổ biến hiện nay. Loại vải này tương đối mềm, mịn, bóng, trơn và không bị xù lông khi sử dụng. Đặc biệt, khi sờ vào ta sẽ có cảm giác se se đầu ngón tay.
>>> Tìm hiểu thêm: Vải Kate là vải gì?

Ưu và nhược điểm của loại vải thun lạnh
Ưu điểm
- Khi mặc trang phục làm từ thun lạnh mang lại cảm giác mát lạnh, láng mịn và khá mềm mại. Rất thích hợp để mặc cả ngày vì nó rất dễ chịu khi sử dụng.
- Dễ dàng khi giặt giũ, bởi loại vải này có khả năng chống lại các bám bẩn rất tốt, và là loại vải không nhăn, không xù lông. Khô nhanh sau khi giặt.
- Khả năng thoát ẩm cao giúp thấm hút mồ hôi tương đối. Cùng khả năng chống thấm nước, vô cùng tiện dụng và thoải mái khi mặc.
- Đa dạng mẫu mã và màu sắc, nhưng giá thành lại rất rẻ. Người mua có nhiều sự lựa chọn đối với vải thun lạnh.

Nhược điểm:
- Không thích hợp để may trang phục bó sát người, bởi sẽ gây nóng cho người mặc. Chỉ thích hợp khi may trang phục rộng rãi như: áo phông, áo ba lỗi,…
- Vải thun lạnh không nên được sử dụng ở môi trường có nhiệt độ cao. Vì loại vải này rất dễ bị hư hỏng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao.
- Độ co giãn còn hạn chế nhiều so với các loại vải khác
Có những loại vải thun lạnh nào?
Hiện nay trên thị trường phổ biến với hai loại vải thun lạnh đó là: Thun lạnh 2 chiều và Thun lạnh 4 chiều
Thun lạnh 2 chiều:
Loại vải này chỉ kéo giãn được theo chiều ngang. Có cấu tạo như loại thun lạnh 4 chiều nhưng phương pháp dệt lại khác. Giá thành rẻ, form tương đối đẹp, ít bị giãn sau một thời gian sử dụng. Nhưng rất dễ bị nhăn sau nhiều lần giặt hơn loại 4 chiều.
Thun lạnh 4 chiều:
Là loại vải tốt hơn so với loại 2 chiều, có thể kéo giãn cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Độ mềm mại của loại vải này cao hơn, dễ chịu hơn. Phải sử dụng máy móc hiện đại như: máy dệt kim tròn,… để tạo ra loại vải này. Do vậy, giá thành thường cao với loại vải này, sử dụng lâu cũng dễ bị chảy xệ.

Lầm tưởng về việc mặc áo thun lạnh
Với cái tên “thun lạnh”, đã gây ra không ít lầm tưởng đối với người dùng. Người ta cho rằng mặc áo thun lạnh sẽ lạnh hoặc mát. Tuy nhiên, dựa trên tính chất của loại vải này, ta có thể thấy loại vải này không phù hợp với điều kiện nhiệt độ môi trường cao. Nghĩa là mặc áo này sẽ có cảm giác mát hay se se lạnh chỉ khi thời tiết không quá nóng.
Thun lạnh chỉ giúp người mặc thấm hút mồ hôi ở mức tương đối. Vì vậy, phần mồ hôi còn lại sẽ bám lại trên cớ thể. Khi thời tiết quá nóng, sẽ gây nên cảm giác nóng nực hơn, cơ thể cũng sẽ không cảm thấy dễ chịu nữa. Do đó, người sản xuất tạo ra loại vải này khá mỏng để giúp cơ thể mát hơn, thoải mái hơn.
Hướng dẫn bảo quản vải thun lạnh hiệu quả
Tùy theo đặc điểm tính chất của mỗi loại vải mà ta sẽ có những cách bảo quản khác nhau. Biết cách bảo quản thì trang phục sử dụng cũng sẽ bền bỉ hơn, lâu cũ hơn. Dưới đây là một số những cách để bảo quản vải thun lạnh, đó là:
- Hạn chế giặt máy, không nên giặt quá lâu. Vắt áo nhẹ tay để ngăn chặn tình trạng giãn áo.
- Không ngâm quần áo trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là qua đêm
- Không nên sử dụng bàn ủi để ủi trang phục làm từ loại vải này. Tránh làm cho các sợi vải bị teo lại vì nhiệt độ quá cao.
- Nên phơi ở những nơi thoáng mát, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nếu làm vậy, về lâu dài sẽ làm cho trang phục nhanh cũ và hỏng.
- Không đặt trang phục thun lạnh trong môi trường quá ẩm ướt, có nấm mốc…

Làm thế nào để nhận biết vải thun lạnh với các loại vải khác?
- Dựa trên tính thấm nước: Loại vải này chỉ thấm ướt được 1 mặt, nước thấm rất chậm.
- Thử nghiệm nhiệt độ cao: Bạn có thể dùng ngọn lửa vừa phải đốt một gốc của vải. Loại vải này khó bắt lửa, thường có khói và tro bị vón cục.
- Sờ vào vải: Dùng tay chạm vào vải cảm nhận thấy sự mềm mại và láng bóng. Vò mạnh, vải nhanh chóng về lại hình dạng ban đầu và khó bị nhăn. Soi dưới ánh sáng ta sẽ thấy vải hơi ánh lên.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến các bạn Vải thun lạnh là gì? Ưu điểm và nhược điểm của thun lạnh? Qua đó, bạn có thể cân nhắc xem có nên mặc áo thun lạnh hay không. Hi vọng, những thông tin được chia sẻ phù hợp và hữu ích với các bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn về vải thun lạnh, hoặc đặt mua đồng phục thun lạnh, liên hệ tại đây: Hải Nguyễn Vina