Vai trò và những kỹ năng quan trọng của nhà quản lý cấp trung

Kiến thức kinh tế

Trở thành một nhà quản lý cấp trung là mục đích thăng tiến của nhiều người hiện nay, bởi con đường sự nghiệp này chính là sự khẳng định vị thế năng lực trong công việc. Tuy nhiên không phải những người nào có chuyên môn giỏi cũng có thể trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp, chính vì thế mọi doanh nhân đều cần phải biết tự nâng cao năng lực của mình để trở nên tốt hơn và thành công hơn trong công việc. Để có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công tác quản lý mà người quản lý cấp trung phải đảm nhiệm, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về vai trò cũng như những kỹ năng mà nhà quản lý phải biết trong bài viết này.

Một nhà quản lý cấp trung giỏi cần phải có kiến thức và tình cảm trong quá trình quản lý
Một nhà quản lý cấp trung giỏi cần phải có kiến thức và tình cảm trong quá trình quản lý

Vai trò của nhà quản lý cấp trung là gì?

Đầu tiên, những nhà quản lý cấp trung sẽ chính là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức, triển khai, đồng thời thực hiện hóa các thông tin, chính sách của các cán bộ cấp cao đối với nhân viên cấp dưới. Công tác này cần được làm một cách chính xác và rõ ràng để dễ dàng truyền đạt xuống cấp dưới và giúp họ nắm thông tin được tốt hơn.

Bên cạnh đó, những nhà quản lý cấp trung được coi là chiếc cầu nối liên lạc giúp truyền đạt hầu hết thông tin về những mục tiêu, chiến lược, chính sách…của cấp trên cho các cấp dưới. Không những vậy họ còn là người nắm giữ vai trò ra quyết định đối với các vấn đề nằm trong phạm vi thẩm quyền của nhà quản lý cấp trung.

Người quả lý cần phải thực hiện công việc một cách chính xác và rõ ràng để dễ dàng truyền đạt xuống cấp dưới
Người quả lý cần phải thực hiện công việc một cách chính xác và rõ ràng để dễ dàng truyền đạt xuống cấp dưới

Ngoài ra, người quản lý cấp trung còn phải có trách nhiệm quản lý nhân sự, đảm bảo các công việc được giao đều phải thực hiện đúng tiến độ và cho ra năng suất cao nhất, nếu xảy ra bất kỳ rủi ro nào họ đều phải chịu trách nhiệm và triển khải kế hoạch thực hiện lại một cách tốt nhất.

Ngoài một vài vai trò trên, các nhà quản lý cấp trung còn đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, hay vai trò như một khách hàng, một nhà cung cấp thông tin hay thậm chí là người đồng hành, tư vấn, tham mưu…

Đó là những vai trò của nhà quản lý cấp trung trong giai đoạn hiện nay, biết được những vai trò này sẽ khiến cho nhà quản lý có được cái nhìn tốt hơn và chức năng và nhiệm vụ của mình. Thêm vào đó, sau đây sẽ là các kỹ năng quan trọng mà người quản lý bộ phận cần nắm, cụ thể như sau:

5 kỹ năng quan trọng mà nhà quản lý cấp trung cần biết

1.Kỹ năng quản lý sự thay đổi

Khả năng giao tiếp cũng như ứng phó và thực hiện thay đổi là điều chủ chốt trong vai trò quản lý cấp trung. Sát nhập hay mua lại sản phẩm và dịch vụ mới, chuyển đổi vị trí làm việc, tinh giảm biên chế là một hiện thực và thay đổi là điểm mấu chốt giúp cho một công ty, doanh nghiệp hiện đại tồn tại. Các nhà quản lý cấp trung phải là người có tinh thần và trách nhiệm cùng với một thái độ tích cực để động viên nhân viên của một thực hiện công việc một cách tốt nhất. Không chi vậy, nếu cấp dưới có những sai sót trong quá trình làm việc, người trực tiếp điều hành phải có những biện phải giải quyết hợp lý, đồng thời hướng dẫn nhân viên của mình những cách khắc phục hoặc hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

2.Kỹ năng mềm

Bên cạnh các kiến thức trọng điểm về điều hành, những kỹ năng mềm cũng trở thành mũi nhọn trong hệ thống phân cấp thứ bậc trong doanh nghiệp doanh nghiệp hiện nay. Thay đổi cách lãnh đạo, nhận biết, quản lý mối trở ngại, bảo đảm đúng thời hạn chỉ là một vài nhiệm vụ mà những người quản lý cấp trung sẽ phải gánh vác. Bạn sẽ phải cải thiện kỹ năng giao tiếp trở nên hoàn hảo bởi một nhà quản lý cấp trung thường xuyên làm việc với 2 chiều đó chính là những người quản lý cấp trên và các nhân viên cấp dưới, điều này đòi hỏi sự khéo léo trong cách ứng xử, cũng như giải quyết công việc.

Làm việc nhóm để nâng cao khả năng giao tiếp và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đội nhóm
Làm việc nhóm để nâng cao khả năng giao tiếp và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong đội nhóm

3.Báo cáo

Tổng hợp công việc và báo cáo là điều mà nhà quản lý cấp trung thường xuyên phải làm, cho nên tính trung thực và kỹ năng quản lý thời gian để đáp ứng các chỉ số công việc (KPIs) tốt nhất là một việc cần thiết. Bạn nên biết cách dự đoán kết quả đạt được và nâng cao khả năng báo cáo trong các cuộc hợp để công việc trở nên suôn sẻ và đạt hiệu quả cao nhất.

4.Thiết lập và đặt được mục tiêu

Bạn cần thiết lập sự ưu tiên các công việc cần thiết để hoàn thành chúng một cách tốt nhất, bên cạnh đó hãy hỗ trợ đội nhóm của mình để hoàn thành tốt các chỉ số KPIs đã đề ra.

5.Sự đổi mới

Đối với đa số các công ty và doanh nghiệp hiện nay, đổi mới là một kỹ năng vô cùng quan trọng được tìm kiếm ở các nhà quản lý cấp trung. Đây là điều tối ưu nhất sẽ làm các doanh nghiệp khác biệt với những đối thủ cạnh tranh và cho phép họ cung cấp một dịch vụ tuyệt vời với lợi nhuận cao nhất. Một nhà quản lý giỏi không chỉ biết cách đổi mới công việc, mà họ còn phải biết dự đoán các khả năng có thể xảy ra để điều chỉnh kịp thời và nâng cao hiệu quả trong suốt quá trình thực thi chiến lược đã đề ra.

Hy vọng với những kiến thức được tổng hợp từ Trường Đào tạo MTC đã giúp bạn có thể hiểu được vai trò cũng như những kỹ năng cần thiết của một nhà quản lý. Hãy trau dồi bản thân và các kỹ năng mềm để công việc sau này trở nên thuận lợi nhất nhé! Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Điểm quan trọng nhất của nhà quản lý cấp trung

Trả lời