Quy-trinh-xin-giay-phep-xuat-khau-hang-hoa-sang-nuoc-ngoai

Xin giấy phép xuất khẩu và những kinh nghiệm cần lưu ý

Dịch Vụ Dịch vụ vận chuyển

Sự phát triển về kinh tế thông thương đang dần thúc đẩy nhu cầu vận chuyển hàng hóa và xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài. Tuy nhiên đa số chúng ta trong những lần vận chuyển hàng hóa sang quốc gia khác đều gặp không ít băn khoăn. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem giấy phép xuất khẩu là gì, các quy định pháp luật về mặt hàng cần giấy phép xuất khẩu và các bước để xuất khẩu hàng hóa.

Giấy phép xuất khẩu là gì?

Trước khi tìm hiểu giấy phép xuất khẩu là gì, ta cần hiểu rõ một số thuật ngữ sau đây. Hoạt động xuất khẩu hay xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động quan trong vấn đề phát triển kinh tế của các quốc gia. Việc xuất khẩu một số loại hàng hóa sang lãnh thổ quốc gia khác thường sẽ gặp những rào cản hành chính tại nơi đó. Những rào cản, quy định này đặt ra nhằm kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ qua đó điều tiết thương mại quốc tế, bảo hộ sản xuất trong nước, hoặc gây áp lực đối với các đối thủ cạnh tranh. Do đó một số loại hàng hóa muốn xuất khẩu cần phải có giấy phép xuất khẩu thì mới có thể mang sang nước ngoài.

Giấy phép xuất khẩu là một loại giấy tờ pháp lý được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền: bộ, cơ quan ngang bộ với mục đích cho phép mặt hàng nhất định được đưa ra khỏi lãnh thổ của nước đó. Giấy phép xuất khẩu được cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật. Giấy phép xuất khẩu là tài liệu chứng minh hoạt động mang hàng hóa ra ngoài lãnh thổ đất nước một cách hợp pháp.

Hoat-dong-xuat-nhap-khau-sang-nuoc-ngoai

Hoạt động xuất nhập khẩu sang nước ngoài

Tại sao cần phải xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa

Việc xin giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là vô cùng cần thiết bởi đó là công việc bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp ở Việt Nam khi muốn xuất khẩu hàng hóa ra bất cứ đất nước nào. Ngoài ra, các cá nhân khi muốn mang hàng hóa sang nước ngoài mà các mặt hàng này thuộc danh sách cần phải xin giấy phép xuất nhập khẩu thì cũng phải tuân thủ việc xin giấy phép xuất khẩu theo quy định của Pháp luật.

Sở dĩ có những quy định về giấy phép xuất khẩu là bởi có nhiều mặt hàng cần kiểm soát về số lượng, chất lượng, mức an toàn, an ninh quốc gia. Điều này nhằm thực hiện theo các cam kết, hiệp định mà Việt Nam tham gia để đảm bảo an ninh, quốc phòng, sức khỏe, tính mạng người dân,…

Các mặt hàng cần phải xin giấy phép xuất khẩu

Thuốc tân dược

Các loại thuốc tân dược bao gồm: thuốc trị loét dạ dày, thuốc nhuận tràng, thuốc chống nôn, thuốc lợi tiểu, kháng sinh, thuốc diệt giun sán,… Các thuốc này được phép gửi với số lượng ít cho các cá nhân với điều kiện có đủ giấy phép. Còn đối với việc xuất khẩu thuốc tân dược với các doanh nghiệp, giấy tờ hồ sơ để xuất khẩu cần đảm bảo thuốc được sản xuất tại Việt Nam, có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam hoặc giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm.

Các loại hạt giống

Để xuất khẩu được hạt giống cây trồng, doanh nghiệp cần có giấy phép kiểm dịch thực vật do Chi cục kiểm dịch thực vật, Cục bảo vệ thực vật cấp. Ngoài ra tùy trường hợp mà còn cần phải có các quy định kèm theo. Chẳng hạn trường hợp xuất khẩu hạt giống đi nghiên cứu, làm quà tặng thì cần có bản thỏa thuận hợp tác bằng 2 thứ tiếng giữa 2 bên và có xác nhận của cơ quan chức năng. Hoặc với trường hợp xuất khẩu tham gia hội chợ, triển lãm hạt thì cần có giấy mời/giấy xác nhận tham gia triển lãm.

Mẫu khoáng sản

Để được cấp giấy phép xuất khẩu cho mặt hàng này thì mẫu khoáng sản phải được khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn trong giấy phép khai thác. Hoặc nếu là khoáng sản được nhập khẩu theo tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu. Loại khoáng sản cần thuộc danh mục chủng loại đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng do Bộ Công Thương quy định. Đối với khoáng sản xuất khẩu trong thành phần chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng phải có giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Theo quy định của Bộ Công Thương, việc xuất khẩu các loại gỗ ra nước ngoài cần phải có giấy phép xuất khẩu và các giấy tờ liên quan.

  • Đối với gỗ rừng tự nhiên trong nước gồm có gỗ thông thường cần có hợp đồng mua bán gỗ, gỗ quý hiếm phải có xác nhận của Chi cục Kiểm lâm địa phương nơi khai thác, gỗ tận dụng hoặc gỗ phế liệu cần có hợp đồng mua bán và phiếu xuất kho.
  • Đối với gỗ rừng trồng, gỗ vườn thì cần có hợp đồng mua bán gỗ và hóa đơn kiểm phiếu xuất kho nếu là gỗ quốc doanh hoặc biên lai thu thuế sử dụng đất do UBND xã xác nhận nếu là gỗ dân trồng.
  • Đối với gỗ cao su, cần có bản sao biên bản thanh lý rừng hoặc văn bản cam kết gỗ hợp pháp nếu là gỗ cao su quốc doanh biên lai thu thuế sử dụng đất nếu là gỗ dân trồng.

Các sản phẩm khác từ gỗ như bàn ghế gỗ, tủ gỗ, giường, kệ gỗ,… cũng cần phải xóa giấy xuất khẩu.

Động thực vật

Với trường hợp muốn đem theo động vật hay thú cưng sang nước ngoài, cần phải đảm bảo các thủ tục như sổ khám sức khỏe song ngữ Anh Việt đạt chuẩn, giấy chứng nhận các mũi tiêm đúng quy định (tiêm ngừa, tiêm dại,…), giấy phép quá cảnh, xét nghiệm huyết thanh,… Với trường hợp thực vật xuất khẩu, cần đảm bảo các giấy tờ như Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu ban hành của Chi cục kiểm dịch, Hợp đồng thương mại,… Các danh mục thực vật cần xin giấy phép xuất khẩu bao gồm: cây và các bộ phận còn sống của cây, sản phẩm của cây, các loại nấm còn sống, kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến, các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng,…

Mỹ phẩm

Khi muốn doanh nghiệp xuất khẩu mỹ phẩm cần có một số giấy tờ như giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) và giấy chứng nhận cơ sở đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm”. Với cá nhân khi di chuyển sang nước ngoài cần mang một số mỹ phẩm thì cần lưu ý mỗi lần chỉ đem theo tối đa 1 lít các mỹ phẩm chất lỏng (như nước tẩy trang, nước hoa, tinh dầu,…)

Chất lỏng, cát, bột than,…

Ngoài nước và các sản phẩm chất lỏng trong mỹ phẩm đã nêu ở trên, các danh mục như cát, bột than cũng cần phải có công văn gửi hãng hàng không theo Quy định về an toàn bay của Hàng không.

Sách báo, ổ đĩa cứng

Các hàng hóa là văn hóa phẩm, sách báo, ổ đĩa cứng khi xuất khẩu sang nước ngoài cần phải thông qua được sự kiểm tra nghiêm ngặt của sở thông tin và truyền thông, sở văn hóa thể thao và du lịch. Các loại văn hóa phẩm khác đều phải xin giấy phép bao gồm: sách, báo, lịch, bản đồ; các loại văn bản thuộc mọi lĩnh vực, được đánh máy, chép tay hoặc được sao chép bằng mọi hình thức; các loại bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ các đồ án thiết kế công trình; các tác phẩm tranh thông thường hoặc tranh nghệ thuật (như đồ họa, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn khắc. điêu khắc, khảm trai,…) và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ thờ cúng,…

Danh-muc-hang-hoa-can-giay-phep-xuat-khau

Danh mục hàng hóa cần giấy phép xuất khẩu

Các bước xin giấy phép xuất khẩu

Ngày nay khi việc thông thương trở nên dễ dàng, không chỉ các tổ chức mà các cá nhân cũng dần có nhu cầu xin giấy phép xuất nhập khẩu để vận chuyển hàng hóa. Đa số ai cũng muốn tìm một hãng dịch vụ chuyển hàng đi Úc, đi Mỹ,… uy tín hay quan tâm về giá cước chuyển hàng đi Canada, công ty nào chuyển hàng đi Mỹ giá rẻ,… Tuy nhiên trước khi quan tâm về vấn đề chi phí hay dịch vụ vận chuyển, chúng ta cần phải hiểu rõ các bước xin giấy phép xuất khẩu.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các giấy tờ đầu tiên cần chuẩn bị chính là:

– Văn bản đề nghị xin Giấy phép xuất khẩu theo mẫu quy định.

– Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu lần đầu.

– Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu theo quy định.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ cần gửi bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Sau đó thương nhân tiến hành nộp bộ hồ sơ xin cấp phép đến Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền quản lý. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp, nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên mạng điện tử.

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu và cấp giấy phép xuất khẩu

Sau khi nộp hồ sơ theo bước 2, nếu phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình thì tổ chức/cá nhân sẽ nhận được yêu cầu bổ sung từ Bộ hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, quy trình này có thể xảy ra những việc ngoài ý muốn như giấy phép bị mất, thất lạc hay bị sai sót do những lỗi kĩ thuật. Khi xảy ra những trường hợp này, tổ chức/cá nhân có thể thực hiện thủ tục sửa đổi bổ sung giấy phép, xin cấp lại giấy phép bị mất.

Quy-trinh-xin-giay-phep-xuat-khau-hang-hoa-sang-nuoc-ngoai

Quy trình xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài

Trên đây là tất cả những lưu ý cần thiết để việc xin giấy phép xuất nhập khẩu trở nên dễ dàng hơn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và xin giấy phép xuất khẩu của mình!