Cac-thiet-bi-am-thanh-va-anh-sang-su-dung-cho-san-khau

Bỏ túi bí quyết giúp thiết kế sân khấu sự kiện thật thành công

Tổng hợp

Một sự kiện thành công không thể không kể đến tầm quan trọng của giai đoạn thiết kế sân khấu sự kiện. Một sân khấu nổi bật và đẹp mắt sẽ thu hút mọi ánh nhìn, truyền tải cảm xúc chủ đạo của sự kiện, kết nối sợi dây đồng cảm giữa khán giả và ban tổ chức, nghệ sỹ. Hãy cùng bỏ túi một số bí quyết cần thiết để thiết kế sân khấu đẹp cho một dự án thật thành công nhé!

Xác định mục đích của sự kiện

Mục đích của một sự kiện là lý do, kết quả cuối cùng mà nhà đầu tư hay ban tổ chức mong muốn đạt được sau sự kiện. Việc xác định mục đích sẽ giúp quá trình thiết kế sân khấu sự kiện đi đúng hướng, có những đề xuất sáng tạo nhằm khác biệt với đối thủ và thỏa mãn cảm giác của khách hàng tham dự. Mục đích sự kiện còn là thước đo sau khi hoàn thành dự án giúp đối chiếu kết quả, đánh giá, góp ý, kiểm điểm và rút kinh nghiệm cho những dự án thiết kế sân khấu sự kiện sau này.

Thông thường mục đích sự kiện là tiêu chí đầu tiên được đề cập trong dự án. Các mục đích sự kiện thường thấy có thể là quảng bá hình ảnh thương hiệu, tri ân đội ngũ nhân viên, tìm kiếm khách hàng mới, gây quỹ cho dự án từ thiện,…Việc tổ chức thiết kế sân khấu sự kiện sau đó cần bám sát mục đích để thể hiện đúng ý tưởng xuyên suốt. Ngoài ra, còn phải dựa vào mục đích để cân nhắc mức ngân sách thích hợp cho việc thiết kế sân khấu sự kiện.

Xác định đúng đối tượng và chủ đề của sự kiện

Xác định đúng đối tượng tức là phác thảo được chân dung khán giả mục tiêu tham dự sự kiện. Chủ đề sự kiện là tông màu chủ đạo, ý tưởng xuyên suốt, tinh thần và cảm xúc mà phía tổ chức sự kiện muốn truyền tải đến khán giả. Việc xác định đúng đối tượng và chủ đề sự kiện giúp mô phỏng được cụ thể hình ảnh hơn, thống nhất màu sắc, cảm xúc cho thiết kế sân khấu sự kiện.

Với những sự kiện quảng bá hình ảnh thương hiệu nhắm đến đối tượng là khách hàng doanh nghiệp, chủ đề thường sẽ cùng tông với thiết kế nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Còn với những sự kiện âm nhạc hướng đến đối tượng trẻ, sân khấu thường sẽ có màu sắc nổi bật và sôi động,… Tóm lại mỗi nhóm đối tượng và chủ đề khác nhau sẽ có những kiểu thiết kế sân khấu sự kiện khác nhau. Do đó việc xác định đúng vấn đề này là vô cùng quan trọng.

 

Concert-25-voi-chu-de-tinh-yeu-huong-den-khan-gia-tre-2021-TPHCM

Concert 25 với chủ đề tình yêu hướng đến khán giả trẻ (2021, TPHCM)

Xác định vị trí sân khấu

Thiết kế sân khấu cần đảm bảo đặt tại vị trí nổi bật, đảm bảo đủ thoáng để đáp ứng tầm nhìn từ mọi vị trí, không có vật cản. Các banner, đèn hay loa cũng phải bố trí khéo léo và hài hòa để không che mất tầm nhìn khán giả. Thông thường, sân khấu của sự kiện được bố trí ở trên cùng, trước mặt khán giả. Trường hợp sân khấu trình diễn thời trang hay liveshow âm nhạc thì sẽ có cách bố trí đặc biệt hơn. Tuy nhiên, sân khấu vẫn luôn đảm bảo ở vị trí trung tâm của sự kiện.

Bởi vị trí sân khấu rất quan trọng, trước khi tiến hành dự án chúng ta cần khảo sát địa điểm, kiểm tra và mô phỏng vị trí dự tính lắp đặt thiết kế. Thông thường, phía công ty dịch vụ cho thuê sân khấu sự kiện sẽ thực hiện công việc này và trao đổi với nhà đầu tư.

Thiết kế cánh gà cho sân khấu

Tuy rằng cánh gà là nơi khuất tầm nhìn của khán giả nhưng vai trò lại vô cùng quan trọng. Cánh gà là khu vực hai bên sân khấu chính, nơi MC, các diễn viên chờ và chuẩn bị ra diễn. Cánh gà cũng là nơi giúp che đi các đạo cụ và sự xáo trộn trong quá trình chuẩn bị bước ra sân khấu. Việc thiết kế cánh gà cũng giúp cho sân khấu chính có chiều sâu hơn. Khi được phối hợp hài hòa trong màu sắc và ánh sáng thì cánh gà sẽ làm cho sân khấu sự kiện có chiều sâu và trở nên hoành tráng hơn.

Hầu hết các sân khấu sự kiện đều có cánh gà. Dù vậy, có một vài trường hợp như sự kiện nhỏ, không gian hạn chế thì cánh gà cũng có thể lược bỏ để phù hợp với nhu cầu tổ chức. Khi thiết kế cần cân nhắc tỷ lệ giữa cánh gà và sân sấu chính, cũng như màu sắc của cánh gà và sân khấu phải hài hòa và thống nhất chủ đề.

Hinh-anh-nghe-si-phia-sau-canh-ga

Hình ảnh nghệ sĩ phía sau cánh gà

Tỷ lệ sân khấu

Như đã đề cập, tỷ lệ sân khấu và cánh gà cân đối sẽ giúp không gian biểu diễn có chiều sâu hơn. Tỷ lệ cân đối giữa diện tích biểu diễn và phần trang trí cần đảm bảo hài hòa, không để phần biểu diễn bị che khuất ảnh hưởng đến tầm nhìn khán giả. Ngoài ra, tỷ lệ giữa sân khấu và khán đài cũng cần phải phù hợp, đảm bảo cho mọi khán giả đều có thể nhìn thấy sân khấu. Việc phân chia tỉ lệ sân khấu nếu không hợp lý rất dễ dẫn đến việc khán giả không thấy hết được những sự kiện diễn ra trên sân khấu mà chỉ thấy các góc khuất mà thôi.

Tiêu chuẩn xây dựng – Bộ Xây dựng Việt Nam có cập nhật quy định về tỷ lệ chuẩn giữa khán đài và sân khấu. Cụ thể khán đài dưới 250 ghế thì chiều rộng từ 6 đến 8m, chiều cao từ 4 đến 6m; khán đài từ 250 đến 400 ghế thì chiều rộng từ 8.5 đến 10.5m, chiều cao 4.5 đến 7m, riêng đối với những khán đài ngoại cỡ hơn 1500 ghế thì kích thước chiều rộng có thể lên đến 18m,…

Sắp xếp bố cục sân khấu

Bố cục sân khấu sẽ quyết định cái nhìn tổng thể của khán giả với sự kiện. Cách bài trí sân khấu sự kiện cần đáp ứng sự hài hòa, đẹp mắt và thể hiện được chủ đề sự kiện. Trong sắp xếp bố cục sân khấu, cần chú ý căn chỉnh các bộ phận: backdrop sân khấu, tỷ lệ sân khấu, bộ phận màn hình led, bục sân khấu, dàn đèn,…

Backdrop là phông nền của sân khấu, thường được đặt phía sau chính giữa sân khấu. Backdrop thể hiện tên sự kiện, thông tin công ty tài trợ, đơn vị tổ chức,… Tỷ lệ sân khấu cũng phải hài hòa và tuân theo tiêu chuẩn như đã đề cập. Các màn hình LED khi lắp đặt phải tuân theo bố cục, phân ra màn hình chính và phụ. Màn hình chính thường đặt ở giữa, hiển thị nội dung của tiết mục, các màn hình LED phụ ở hai bên hiển thị hiệu ứng bổ sung, có màu sắc tương tự. Bục sân khấu thường được đặt ở trung tâm hoặc ở phía góc phải, tùy vào nhu cầu và quy mô mà đôi khi bục sân khấu sẽ được bố trí riêng hoặc cất gọn vào cánh gà, khi cần mới đẩy ra.

Chiều cao, chiều sâu của sân khấu

Việc tuân thủ quy chuẩn chiều cao và chiều sâu là rất quan trọng bởi việc này ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng của sân khấu. Trong một số không gian hạn chế như nhà hàng, khách sạn, trường học, việc này còn là một vấn đề lớn bởi phải tính toán đến diện tích không gian, căn chỉnh phù hợp theo các vật che chắn như bàn ghế, cột nhà, vật trang trí,…

Chiều cao tiêu chuẩn với các quy mô sân khấu sự kiện cũng đã được cập nhật đầy đủ tại Tiêu chuẩn Xây dựng – Bộ Xây dựng Việt Nam. Các công ty cho thuê sân khấu tại Hà Nội, TPHCM hay các tỉnh thành ngày nay đều phải tuân thủ theo quy định này.

*** Có thể bạn đang quan tâm: Dịch vụ sản xuất phim doanh nghiệp giá tốt nhất

Trang trí hệ thống âm thanh, ánh sáng

Việc sắp xếp hệ thống âm thanh, ánh sáng là rất quan trọng trong trang trí sân khấu sự kiện. Hệ thống âm thanh bao gồm các thiết bị như loa line array (loa treo) phát âm thanh chân thực, bàn Mixer nhằm xử lý âm thanh chuyên nghiệp, micro không dây nhằm thu thanh,… Ánh sáng phục vụ trong sự kiện chia làm nhiều loại và được thực hiện bởi các loại đèn khác nhau. Đèn scanner (hay đèn quét) sẽ cho nguồn ánh sáng mạnh, tạo hiệu ứng màu, chắn sáng tạo hình; đèn moving head cũng cho ánh sáng mạnh, tạo dải sáng nhiều màu và thường được lắp dưới sàn để chiếu sáng ánh ngược lên trần, lên trời; đèn strobe light (đèn chớp) có ánh sáng tương tự như đèn Flash nhưng mạnh hơn rất nhiều, có khả năng chớp nháy liên tục và được dùng kết hợp với phun khói để tạo hiệu ứng bùng nổ, cao trào,…

Cac-thiet-bi-am-thanh-va-anh-sang-su-dung-cho-san-khau

Các thiết bị âm thanh và ánh sáng sử dụng cho sân khấu

Tất cả những việc chuẩn bị các hệ thống này hiện đã không còn khó khăn. Ngày nay có rất nhiều công ty cho thuê thiết bị sự kiện uy tín, giá rẻ và cả hỗ trợ lắp đặt cho khách hàng có nhu cầu. Các công ty dịch vụ sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, ban tổ chức tối đa trong việc thiết kế sân khấu sự kiện nhằm đem lại một dự án thành công nhất.

Tham khảo ngay: Tổ chức sự kiện khai trương (Grand Opening) từ A đến Z