Thế chấp tài sản là một giải pháp mà nhiều người tìm đến để giải quyết vấn đề tài chính của mình. Vậy bạn có hiểu thế chấp là gì? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa và một số quy định về tài sản thế chấp, điều kiện, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người vay thế chấp là gì nhé!
Contents
Định nghĩa vay thế chấp là gì
Theo định nghĩa, vay thế chấp là hoạt động đi vay tiền từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng bằng việc sử dụng, thế chấp những tài sản có giá trị để đảm bảo khoản vay của bạn. Những tài sản có giá trị đó bao gồm kim loại quý như vàng, bạc, kim cương hoặc nhà cửa, đất đai, xe cộ,… Khi vay thế chấp, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ giữ lại giấy tờ sở hữu tài sản đó, còn người đi vay vẫn có thể giữ lại tài sản bên mình trong thời hạn vay. Nói cách khác, bên cho vay sẽ nắm giữ tài sản thế chấp về mặt pháp lý, còn trên thực tế người đi vay vẫn được sử dụng tài sản đó bình thường. Về mục đích, thế chấp và cầm cố khá giống nhau khi đều dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo khoản tiền vay tuy nhiên, bên nhận thế chấp sẽ không có quyền nhận tài sản thế chấp
Một số tài sản được dùng để vay thế chấp
Nhà, đất, bất động sản
Thế chấp nhà ở, đất, bất động sản là việc cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đang sở hữu bất động sản hợp pháp dùng tài sản này để đảm bảo cho một khoản vay. Đây được xem là tài sản thế chấp phổ biến nhất tại hầu hết các ngân hàng. Hình thức thế chấp bao gồm thế chấp sổ hồng, giấy tờ đất đai, bất động sản, giấy tờ nhà,…
Thế chấp nhà đất còn bao gồm thế chấp quyền sử dụng đất, dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Với sự phát triển của các loại hình chung cư nhà ở, các ngân hàng cũng thường liên kết với chủ đầu tư để hỗ trợ người mua nhà được thế chấp tài sản hình thành trong tương lai hay nói cách khác chính là thế chấp căn nhà mà bạn mua để ở, hiện đang trong quá trình xây dựng. Khoản vay này có thể trả trong vòng 15 đến 20 năm. Việc này vừa hỗ trợ khách hàng mua được nhà, vừa đẩy mạnh doanh thu cho chủ đầu tư cũng như ngân hàng.
Xem thêm: https://vayvonhcm.com/tin-tuc-va-su-kien/dich-vu-dao-han-ngan-hang-68.html
Ảnh minh họa vay thế chấp nhà đất
Phương tiện cơ giới (xe ô tô, xe máy)
Phương tiện đi lại thiết yếu như ôtô và xe máy cũng được các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho phép làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Khi thế chấp xe ô tô, xe máy, bạn vẫn được dùng xe thế chấp làm phương tiện đi lại và ngân hàng chỉ giữ giấy đăng ký xe (bản gốc). Ngân hàng lúc này sẽ cung cấp cho bạn bản sao giấy tờ xe đăng ký để lưu thông trên đường. Đây là một hình thức vay thế chấp được nhiều người sử dụng bởi thủ tục nhanh chóng, thuận tiện. Lãi suất thế chấp đối với ôtô, xe máy cũng rất cạnh tranh, dao động 7% đến 12% một năm. Người mua cũng có thể vay thế chấp theo kiểu trả góp hàng tháng cho khoản vay vốn của mình. Ô tô, xe máy mua mới hay đang sử dụng đều có thể là tài sản thế chấp. Đối với những phương tiện đã cũ thì bên cho vay sẽ định giá tùy vào tình trạng của xe và quyết định mức vay tối đa.
Ảnh minh họa vay thế chấp xe ô tô
Kinh doanh
Các tài sản thế chấp trong vay kinh doanh bao gồm thiết bị, máy móc, nhà xưởng,… Hình thức vay kinh doanh để tái đầu tư cũng là một công cụ đòn bẩy tài chính doanh nghiệp thường sử dụng trong các chiến lược quản trị tài chính của mình..
Xem thêm: https://vayvonhcm.com/vay-the-chap-nha-dien-tich-nho.html
Ảnh minh họa vay thế chấp thiết bị máy móc kinh doanh
Ngoài ra, tài sản vay thế chấp còn bao gồm rất nhiều chẳng hạn như trang sức có giá trị, vay học bổng du học,…
Điều kiện và thủ tục cho vay thế chấp
Điều kiện vay thế chấp
Hầu hết, các ngân hàng đòi hỏi điều kiện vay thế chấp rất đơn giản. Khi vay thế chấp tại các ngân hàng, bạn sẽ được tạo điều kiện tối đa để có thể dễ dàng vay được vốn qua các tài sản thế chấp. Những điều kiện đó như là tài sản thế chấp có giá trị bằng hoặc lớn hơn khoản vay để tránh trường hợp người đi vay bỏ luôn tài sản thế chấp và không trả khoản vay. Thứ là là người đi vay cần xác minh được tài sản thế chấp đó thuộc quyền sở hữu của mình. Cuối cùng, để đảm bảo người đi vay có khả năng chi trả, chúng ta cần đảm bảo mình có một nguồn thu nhập ổn định để có thể trả nợ khoản vay và không thuộc vào nhóm nợ xấu của ngân hàng.
Thủ tục vay thế chấp
Để đảm bảo tính trung thực, thủ tục vay thế chấp tại các ngân hàng thường phức tạp, phải qua nhiều bước kiểm duyệt, kiểm định. Tuy nhiên đây là một quy trình hết sức bình thường và cần thiết để đảm bảo sự thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay, tránh những sai sót tranh cãi sau này. Do đó, bạn không nên ngại mất thời gian mà lựa chọn vay thế chấp ở những địa điểm không uy tín tránh trường hợp không may. Thay vào đó, bạn nên cẩn thận xác nhận lại chính xác bộ hồ sơ đầy đủ mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng yêu cầu để chuẩn bị thủ tục được nhanh gọn. Các giấy tờ đó bao gồm chứng minh thư, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản thế chấp, hồ sơ chứng minh khả năng trả nợ (như bảng lương, hợp đồng lao động với công ty hiện tại),…
Quyền và nghĩa vụ của người đi thế chấp
Về nghĩa vụ của bên thế chấp
Theo điều 317 của Bộ luật Dân sự năm 2015 về dịch vụ vay thế chấp ngân hàng có quy định, bên thế chấp có nghĩa vụ:
- Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thoả thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác
- Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị
- Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý, bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thoả thuận khác
- Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp
- Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật
- Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có, trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền huỷ hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp
- Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp hợp quy định tại khoản 4, 5 Điều 321 của Luật (Điều 320 Bộ luật Dân sự).
Về quyền của bên thế chấp
- Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận
- Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp
- Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
- Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận
- Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật
- Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết (Điều 321 Bộ luật Dân sự).
Thỏa thuận điều kiện vay thế chấp giữa hai bên
Từ những kiến thức trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ vay thế chấp là gì và các quy định, điều kiện khi vay thế chấp. Hiện nay có nhiều ngân hàng cho vay ưu đãi như vay thế chấp ngân hàng ACB, TPbank, VPbank,… để bạn tham khảo và tìm ra vay thế chấp ngân hàng nào uy tín nhất với mình. Chúc cho bạn đạt được thỏa thuận tốt nhất trong thủ tục cho vay của mình.