Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

Bài viết hay

Thành lập công ty là bước đầu tiên quan trọng khi bạn bắt đầu quá trình khởi nghiệp. Và để khởi nghiệp thành công thì yếu tố không thể thiếu chính là nguồn vốn. Vậy câu hỏi đặt ra “thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?” luôn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Sau đây, hãy cùng timsen.vn tìm hiểu trong bài viết này để giúp những chủ doanh nghiệp tương lai có thể huy động và sử dụng nguồn vốn một cách thật sự hiệu quả.

Mở công ty cần bao nhiêu vốn?

Mở công ty cần bao nhiêu vốn là đủ?

1. Khi thành lập công ty cần bao nhiêu vốn là đủ?

Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có mức vốn khác nhau. Do đó, câu trả lời ở đây là tùy vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp mà chọn mức vốn phù hợp. 

Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu vốn pháp định thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. 

Trong thực tế, có nhiều đơn vị doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ công ty là 1 triệu đồng. Điều này pháp luật hoàn toàn không cấm vì không có quy định mức vốn tối thiểu. Tuy nhiên, nếu đăng ký mức vốn quá thấp thì khi đi giao dịch và làm việc với cơ quan ngân hàng, thuế thì họ sẽ không có sự tin tưởng đối với doanh nghiệp và dẫn đến việc hạn chế giao dịch gây trở ngại, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy cần đăng ký mức vốn sao cho tương đối và phù hợp với điều kiện thực tế để thuận tiện hơn cho việc kinh doanh. 

Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn tối thiểu để thành lập công ty sẽ bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. 

Danh mục các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định như sau:

  • Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp (Điều 7 NĐ 40/2018/NĐ-CP): 10 tỷ VNĐ
  • Kinh doanh BĐS (Điều 10 Luật kinh doanh BĐS 2014): 20 tỷ VNĐ
  • Dịch vụ đòi nợ (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ- CP): 2 tỷ VNĐ
  • Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh (Điều 21, Nghị định 25/2011/NĐ-CP): 30 tỷ VNĐ  
  • Công ty cho thuê tài chính (Nghị định 10/2011/NĐ-CP): 150 tỷ đồng
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng (Điều 25 NĐ 69/2018/NĐ-CP): Ký quỹ 7 tỷ VNĐ
  • Kinh doanh vận tải biển quốc tế (Điều 3 NĐ 147/2018/NĐ-CP): 05 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (Điều 10 NĐ 73/2016/NĐ-CP): Dao động từ 600 tỷ VNĐ đến 1000 tỷ VNĐ.
  • Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe (Điều 10 NĐ 73/2016/NĐ-CP): 300 tỷ VNĐ.
  • Thành lập nhà xuất bản (Điều 8 NĐ 195/2013/NĐ-CP): Có ít nhất 05 tỷ VNĐ để bảo đảm hoạt động xuất bản.
  • Sản xuất phim (Điều 3 Nghị định 142/2018/NĐ-CP): 200 triệu VNĐ.

2. Các loại vốn thành lập công ty

Các loại vốn thành lập công ty

Các loại vốn thành lập công ty

2.1. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp trong một thời gian nhất định được ghi vào điều lệ công ty. Sau đó được công ty đăng ký với SKHĐT. Đây là khoản vốn được doanh nghiệp tự do đăng ký và không có sự ràng buộc nào với quy định của pháp luật. Người góp vốn sẽ chịu trách nhiệm trên phần vốn góp của mình. Pháp luật không quy định số vốn điều lệ tối đa cũng như tối thiểu là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường.

2.2. Vốn pháp định

Vốn pháp định công ty là mức vốn ít nhất mà doanh nghiệp phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện tương ứng về vốn để thành lập công ty. Tức là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh nằm trong danh sách các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, thì theo quy định của pháp luật cần có đủ số vốn theo từng ngành nghề đó thì doanh nghiệp mới đủ điều kiện hoạt động.

Vốn pháp định là số tiền tối thiểu, là điều kiện cần có để công ty được thành lập theo quy định của nhà nước. Tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không có điều kiện mà có có mức vốn khác nhau (Theo Khoản 3 NĐ 153/2007/NĐ – CP). Vốn pháp định là mức vốn bắt buộc phải có để đăng ký kinh doanh một ngành nghề có điều kiện.

Ví dụ: Kinh doanh BĐS phải có đủ vốn 20 tỷ VNĐ thì mới đăng ký được. Nếu bạn có 19,5 tỷ VNĐ thì cũng sẽ không đăng ký được ngành này.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh có 2 dạng: ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề bình thường (không có điều kiện). Ngành nghề kinh doanh có điều kiện chia làm 2 loại: Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề.

Muốn đăng ký được ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải đăng ký được số vốn pháp định tương ứng với ngành nghề đó. 

2.3. Vốn ký quỹ để làm làm thủ tục thành lập công ty

Đây là số vốn mà doanh nghiệp phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của công ty.

2.3. Vốn góp nước ngoài 

Đây là phần vốn có tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn để thành lập công ty có 100% vốn nước ngoài. 

Lưu ý: Số vốn góp ảnh hưởng trực tiếp tới việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn thành quy trình thành lập công ty nên các chủ doanh nghiệp cần phải chú ý tuyệt đối vấn đề này.

Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?” và chọn cho mình ngành nghề kinh doanh có số vốn phù hợp với tình hình tài chính hiện tại. Nếu bạn còn thắc mắc về số vốn thành lập công ty hoặc bạn cần tư vấn dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TIM SEN, thì ngay bây giờ hãy gọi cho chúng qua hotline 0903016246 để được hỗ trợ tư vấn. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH TIM SEN

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Văn Phòng Hoàng Anh Safomec  7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM
  • Bãi đậu xe: 3/1 Thành Thái, P.14, Quận 10, Tp.HCM
  • Hotline: 0903 016 246
  •  Website: timsen.vn