Nguyên nhân chó bị co giật và cách xử lý kịp thời tại nhà

Bài viết hay

Chó bị co giật đột ngột là vấn đề đáng lo ngại và gây ra sự lo lắng cho rất nhiều chủ nuôi. Hầu hết các trường hợp chó bị lên cơn co giật thường diễn ra trong thời gian ngắn và không gây nguy hiểm, nhưng nếu mắc phải co giật kéo dài có thể đe dọa tính mạng của chúng. Trong bài viết tại caobangedu.vn, chúng tôi sẽ nêu rõ nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chó bị co giật, chó bị run và những cách xử lý kịp thời tại nhà để giúp chú chó yêu của bạn đảm bảo sức khỏe và an toàn.

Tìm hiểu về bệnh chó bị co giật

Nhiều bạn nuôi chó thường thắc mắc chó bị co giật là bệnh gì, có gây nguy hiểm đến tính mạng của chó không, chó bị co giật có chết không. Bệnh co giật ở chó thường sẽ không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sẽ làm cho chó mất kiểm soát về hành vi của mình. Mặc dù đa số trường hợp co giật ở chó chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và không gây nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng co giật kéo dài có thể đe dọa tính mạng của chó.

Chó bị co giật là bệnh rất phổ biến và thường không ảnh hưởng đến tính mạng của chó
Chó bị co giật là bệnh rất phổ biến và thường không ảnh hưởng đến tính mạng của chó

Nguyên nhân chó co giật

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho chó bị co giật, trong mục Bài viết hay dưới đây là một số nguyên nhân chính mà bạn cần lưu ý. 

  • Chó bị mệt mỏi: Thời tiết khắc nghiệt cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó bị co giật kêu la. Khi trời quá nắng, chó có thể mất nước, trở nên căng thẳng, hoảng sợ và mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến chứng mệt mỏi và co giật. 
  • Chó bị co giật kêu la do căng cơ: Nếu quá trình co cơ và thả lỏng không được điều chỉnh một cách cân đối và nhịp nhàng. Khi chó vận động với cường độ luyện tập quá mạnh và không có nhiều thời gian nghỉ ngơi, chỉ số co cơ của chó có thể tăng cao, dẫn đến hiện tượng co giật.
  • Chó bị thiếu Canxi: Tương tự như con người, canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương và khớp của chó. Tuy nhiên vì một số lý do mà lượng canxi trong cơ thể chó có thể thấp hơn mức cần thiết, dẫn đến khó khăn trong vận động có nguy cơ gãy xương và kèm theo hiện tượng co giật đi kèm. 
  • Chó bị co giật chân sau do tổn thương cơ bắp: Khi hoạt động mạnh mẽ hoặc luyện tập không đúng cách có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của chó bao gồm cả tình trạng co giật. Ngoài ra, khi dắt chó bạn cũng không nên dùng lực quá mạnh vì điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ bắp và làm chó bị co giật. 
Hoạt động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân làm chó bị co giật
Hoạt động mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân làm chó bị co giật

>>> Xem thêm tại: Chó bị liệt 2 chân sau và cách điều trị tốt nhất

Một số biểu hiện để nhận biết chóco giật

Chó bị co giật sùi bọt mép

Đây là một trong những biểu hiện phổ biến và dễ dàng nhận biết khi chó bị co giật. Điều này thường xảy ra khi chó bị nhiễm độc hoặc có vấn đề về thần kinh. Để đảm bảo chó nhận được sự chăm sóc và điều trị kịp thời, bạn cần đưa chó đến một cơ sở thú y gần nhất để có các phương pháp điều trị phù hợp.

Khi chó bị co giật sùi bọt mép là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất
Khi chó bị co giật sùi bọt mép là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất

Chó co giật kêu la

Bất kể chó mẹ hay chó con bị co giật nếu phát ra tiếng kêu, chứng tỏ tình trạng bệnh đang nghiêm trọng hơn, có thể là bị động kinh hoặc mệt mỏi quá độ. Trong trường hợp này, tốt nhất là đưa thú cưng của bạn đến gặp bác sĩ thú y ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nếu chó bị co giật và có hơi thở nhanh hoặc khó thở cũng là một số biểu hiện phổ biến. Tuy nhiên, những biểu hiện này không đáng quan ngại bạn có thể tham khảo các biện pháp điều trị chó bị co giật tại nhà. 

Chó bị co giật đi loạng choạng

Khi chó bị co giật chó bị co giật chân sau hoặc cả bốn chân đều sẽ xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đờ đẫn và đi loạng choạng. Cùng với đó là những cơn co giật toàn thân và miệng không khép lại được. Trong trường hợp này, tuyệt đối cần giữ bình tĩnh và đưa thú cưng đến gặp bác sĩ thú y ngay để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Chó bị run lẩy bẩy

Ngoài hiện tượng co giật, các chi và toàn thân của chó sẽ run lên không kiểm soát, tương tự như bị cảm lạnh. Ánh mắt của chúng đờ đẫn và kèm theo chảy nước mắt. Hơn nữa, chó có thể rên la từng cơn, tạo nên một tình huống đáng thương.

Run lẩy bẩy là trường hợp chó thường mắc phải khi bị co giật
Run lẩy bẩy là trường hợp chó thường mắc phải khi bị co giật

Cách chữa trị chó bị co giật tại nhà

Thông thường, hầu hết các cơn co giật đều không gây ra đau đớn cho chó mặc dù có những biểu hiện khá đáng sợ. Để đảm bảo sự an toàn cho cả bạn và chó khi thực hiện cách chữa trị cho chó bị co giật tại nhà, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước tiên, bạn phải giữ bình tĩnh và không được quá hoảng sợ trước tình trạng chó bị co giật.
  • Nắm bắt chính xác thời gian kéo dài của cơn co giật và xác định chính xác các hoạt động của chó trước khi bị co giật.
  • Tuyệt đối không được đưa tay lại gần miệng của khó khi không cần thiết, vì có thể chó sẽ không kiểm soát được hành vi và cắn vào tay bạn.
  • Nhanh chóng di chuyển những vật dụng xung quanh có khả năng gây nguy hiểm cho chó. Việc này giúp bảo vệ chó tránh những tổn thương không đáng có khi chó bị co giật không kiểm soát.
  • Nếu cơn co giật chỉ kéo dài khoảng một phút, hãy cung cấp một không gian yên tĩnh nhất có thể để chó có thể nghỉ ngơi.
  • Nếu chó bị co giật kéo dài hơn một phút hoặc có hơn 2 lần co giật trong 24 giờ kèm theo thở gấp và nghi ngờ chó bị ngộ độc nguy hiểm. Trong trường hợp này, hãy đưa chó đến cơ sở thú y ngay lập tức. Đừng chờ đến khi cơn co giật kéo dài hơn ba phút mới kết thúc, vì càng co giật lâu, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong sẽ càng cao.
Điều lưu ý quan trọng bạn cần làm khi chó bị co giật là giữ bình tĩnh 
Điều lưu ý quan trọng bạn cần làm khi chó bị co giật là giữ bình tĩnh

Cách phòng ngừa chó bị co giật an toàn, hiệu quả

Các hình thức phòng ngừa chó bị co giật sẽ phụ thuộc vào tần suất và nguyên nhân của các cơn co giật. Vậy nên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về các loại thuốc có thể kiểm soát các cơn co giật. Đặc biệt, bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn chi tiết hơn về các biện pháp bảo vệ chó trước, trong và sau cơn co giật.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng để hạn chế tình trạng chó bị co giật. Hãy đảm bảo rằng mỗi bữa ăn đều cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tránh các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh. Đồng thời, hãy thường xuyên quan sát chó của bạn, nếu có phát hiện bất kỳ biểu hiện khác thường nào, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời.

Bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó để hạn chế co giật
Bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó để hạn chế co giật

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách phòng ngừa khi chó bị co giật tại nhà hiệu quả. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm kiến thức để có cách chăm chó phù hợp và những kinh nghiệm để phòng tránh khi chó có tình trạng co giật. Nếu các bạn còn thắc mắc hoặc muốn mua sản phẩm dành cho chó mèo hãy truy cập ngay: https://bmpet.vn để có nhân viên trực tư vấn ngay nhé.

Xem thêm: Những Cách Huấn Luyện Chó Golden Retriever Hiệu Quả Nhất Hiện Nay