Để mang đến sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ mạng một cách hoàn hảo nhất, đặc biệt là ở các công ty và doanh nghiệp thường xuyên phải sử dụng đến các thiết bị mạng, hay thậm chí là luôn bận tâm đến việc tên miền bị xung đột. Đó cũng là lý do mà Cisco đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất cho người dùng, một trong những giải pháp ấy chính là Switch layer 2 và 3. Hai bộ chuyển mạch này sẽ là trợ thủ đắc lực cho việc truyền tải thông tin của doanh nghiệp bạn. Vậy ngay bây giờ hãy cùng DaTECH chúng tôi tìm hiểu xem 2 thiết bị chuyển mạch trên khác nhau ở điểm nào nhé!
Contents
Khái niệm Switch layer 2 và layer 3
Cisco Switch layer 2
Switch layer 2 có thể hiểu đơn giản chính là dựa vào sự truy cập địa chỉ có ở bảng MAC trong Frame. Điều này đồng nghĩa với việc là các thiết bị Ethernet không cần kết nối trực tiếp với nhau để thực hiện việc truyền tin, mà có thể truyền dữ liệu thông qua nhiều cách khác nhau. Ưu điểm vượt trội của bộ chuyển mạch này đó là làm cho các host hoạt động ở chế độ song song điều đó cũng có nghĩa là nó thể có thể thực hiện các chức năng đọc – ghi, nghe – nói cùng một lúc. Đặc biệt, không cần phải chia sẻ băng thông mà các switch lại vẫn có thể truyền đi một cách nhanh chóng những dữ liệu và đồng thời cũng có thể giới hạn lại lưu lượng truyền ở một ngưỡng nào đó. Một ưu điểm lớn cho thiết bị mạng Cisco này đó chính làm giảm tỷ lệ lỗi có trong frame bởi chúng sẽ được kiểm tra lỗi thường xuyên và các gói tin tốt khi được nhận sẽ lưu lại trước khi chuyển đi.
Cisco Switch layer 3
Switch Layer 3 được gọi là loại Switch với 24, 48… ports Ethernet, chúng có gắn thêm bảng định tuyến IP thông minh bên trong và hình thành những Broadcast Domain. Nói cách khác, Layer 3 chính là router có tốc độ cao mà không chứa cổng kết nối WAN. Mặc dù chúng không có cổng kết nối WAN nhưng lại cần đến chức năng định tuyến như Router để có thể thực hiện liên thông với các mạng con hay VLANs trong mạng LAN Campus hoặc thậm chí các LAN nhỏ trong một mạng LAN lớn. Loại Switch layer 3 mạng công nghiệp này hoạt động vô cùng nhanh từ bên trong switch này cho đến switch khác.
So sánh sự khác nhau giữa Switch layer 2 và layer 3
Switch layer 2 và layer 3 có nhiều điểm khác biệt, tùy theo nhu cầu sử dụng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình thiết bị phù hợp để tránh lãng phí ngân sách.
Chỉ tiêu | Switch layer 2 | Switch layer 3 |
Giao thức | Thủ công | Giới hạn IP, phân loại QoS dựa trên IP |
Kết cấu | Truy xuất và cập nhật địa chỉ MAC có sẵn trong frame | Thực hiện công tác định tuyến như một Router để liên thông với các mạng con hoặc VLANs |
Tính năng | Không có | Tính năng ALC hỗ trợ truyền đạt thông tin có độ bảo mật cao hơn. Đồng thời ngăn chặn được các kết nối nằm ngoài quyền truy cập |
Bảng FIB | Không có | Có nhiệm vụ chuyển tiếp các gói tin và chứa các nội dung như: IP, MAC, port đích |
Tra cứu địa chỉ MAC | Tra cứu trên CAM | Tra cứu trên CAM và FIB |
Hoạt động | Không có | Sở hữu các tính năng của layer 2 và tham gia vào một số hoạt động trên layer 3, 4 |
Bảo mật | Không có | Tính năng xác thực 802.1x, ngừa QoS, kiểm tra ARP. |
Trên đây là bảng so sánh sự khác biệt của Cisco Switch layer 2 và 3 hiện nay với mong muốn làm rõ nhất các điểm khác cho người sử dụng. Hy vọng các bạn sẽ có được cho mình những sự lựa chọn tốt nhất.