Trước tiên, cần phải hiểu rõ khái niệm “Hoàn công là gì?”.
Hoàn công, hay còn được gọi là hoàn thành công trình là một hình thức, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng công trình nhằm xác nhận giữa các bên gồm bên đầu tư, bên thi công đã hoàn thành xong dự án, công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng. Ngoài ra, hoàn công còn đóng vai trò là điều kiện tiên quyết để được cấp đổi lại sổ hồng sau khi thi công.
Con dấu hoàn công được hình thành nhờ việc đóng dấu lên bản vẽ hoàn công với mục đích giúp các nhà chủ đầu tư giám sát công trình thi công một cách dễ dàng hơn, dễ dàng khắc phục những sự cố. Bài viết dưới đây của Khắc dấu Hoàn Dương sẽ chỉ ra những đặc điểm về con dấu hoàn công từ những vấn đề lớn nhất về quy định của pháp luật đến những chi tiết nhỏ nhất về kích thước con dấu hoàn công thế nào,…
Lợi ích của con dấu hoàn công là gì?
- Con dấu này giúp chủ đầu tư, kể cả cơ quan Nhà nước dễ dàng giám sát và xác định tính xác thực của công trình về số liệu của từng hạng mục
- Là cơ sở nghiệm thu các hạng mục công trình trước khi bắt đầu sử dụng
- Là cơ sở cho việc thiết kế, sửa chữa, mở rộng công trình nếu có nhu cầu
- Việc xây dựng công trình nhà ở, lắp đặt thiết bị, các công trình xây dựng văn phòng,… đều không thể tránh những sai sót về mặt khoảng cách, số liệu và người thi công cần phải biết những con số chính xác mới có thể thực hiện được quá trình này hiệu quả. Do đó, bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện chính xác các số liệu, các chi tiết, kích thước thực tế đóng một vai trò rất lớn trong việc giúp giảm thiểu những rủi ro, giúp chủ thầu nắm rõ được vị trí, kích thước, … của các hạng mục muốn sửa chữa.
Phân loại con dấu hoàn công
- Con dấu hoàn công chấm mực ngoài: có mặt dấu bằng cao su, cán dấu bằng gỗ với ưu điểm là không giới hạn kích thước, giá thành không quá cao. Thế nhưng, loại hình khắc dấu này không thể tạo hình ảnh sắc nét và phải luôn mang kèm khay mực rất bất tiện.
- Dấu hoàn công liền mực: là loại dấu có một kết cấu cơ khí cực kỳ gọn nhẹ, tiện dụng, không phải thay tampon, đặc biệt là khả năng thẩm thấu mực tốt nên khả năng in ấn hình ảnh cực kỳ sắc nét. Với loại hình này, lượt đóng có thể lên tới 5000 lần mới hết mực. Ngoài ra, loại hình này có giá cũng tương đối cao với kích thước tối đa là 80 x 120mm
Quy đình cần biết khi đóng dấu bản vẽ hoàn công
Theo cục Giám định Nhà nước, với quy định tại Điểm a, Khoản 1, Phụ lục 2 tại Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2017 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý, giám sát chất lượng và bảo trì các dự án, công trình xây dựng thì:
“Đối với những trường hợp về các chỉ số kích thước, thông số thực tế của từng hạng mục công trình thi công không vượt quá sai số cho phép so với những kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thi công được chụp hoặc được photocopy lại và phải được các bên liên quan tham gia đóng dấu và có chữ ký xác nhận lên bản vẽ hoàn công”. Dấu đóng trên bản vẽ hoàn công là con dấu hoàn công được quy định tại Khoản 2 Phụ lục 2 Thông tư số 26/2016/TT-BXD.
Qua những thông tin trên của Khắc Dấu Hoàng Dương về những đặc điểm con dấu hoàn công, hy vọng quý khách hàng sẽ hiểu thêm được về loại hình này, đặc biệt là những cá nhân trong lĩnh vực xây dựng.