đăng ký sở hữu trí tuệ

Để đăng ký sở hữu trí tuệ, cần lưu ý những điểm nào?

Tin nổi bật

Quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến việc đăng ký sở hữu trí tuệ không còn là một khái niệm xa lạ với người dân, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết rằng những gì cần lưu ý để đăng ký sở hữu trí tuệ. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

đăng ký sở hữu trí tuệ
Đăng ký sở hữu trí tuệ cần lưu ý những gì?

Lưu ý cơ bản trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ?

  • Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ phải làm tờ khai theo mẫu và nộp một số giấy tờ theo quy định.
  • Đối với đăng ký cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì phải nộp bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp.
  • Đối với đăng ký chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa thì phải nộp bản mẫu nhãn hiệu.
  • Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ.
  • Loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn.
đăng ký sở hữu trí tuệ
Đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ phải làm tờ khai theo mẫu và nộp một số giấy tờ theo quy định.

Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ gồm những gì?

Tùy thuộc vào các đối tượng cần đăng ký bằng sáng chế khác nhau mà sẽ có yêu cầu về bộ hồ sơ khác nhau. Bộ hồ sơ cho việc đăng ký sở hữu trí tuệ cần chuẩn bị:

Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế

  • 3 bản tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế.
  • 3 bản mô tả sáng chế, giải pháp hữu ích, yêu cầu bảo hộ.
  • 3 bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán để làm rõ thêm bản chất của giải pháp kỹ thuật nêu trong bản mô tả.
  • 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm.
  • 1 bản chứng từ nộp lệ phí.

Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

  • 3 bản tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
  • 3 bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, 6 bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
  • 1 bản tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nếu kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu hàng hóa.
  • 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế, tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (giấy chứng nhận thừa kế, 1 bản giấy chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…).
  • 1 bản chứng từ nộp lệ phí.

Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa

  • 3 bản tờ khai yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
  • 15 bản mẫu nhãn hiệu, 1 bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp.
  • 1 bản tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác.
  • 1 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể.
  • 1 bản sao đơn đầu tiên hoặc giấy chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế.
  • 1 bản tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương nếu nhãn hiệu chứa đựng các thông tin đó.
  • 1 bản giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng,…
  • 1 bản chứng từ nộp lệ phí.

Thời hạn bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

Hiệp định TRIPS chỉ quy định thời hạn bảo hộ tối thiểu cho các đối tượng sau: 

  • Bằng sáng chế: 20 năm
  • Bản quyền (đối với các tác phẩm không phải là tranh, điện ảnh): 50 năm hoặc suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm
  • Bản quyền điện ảnh: 50 năm
  • Bản quyền tranh: 25 năm
  • Thương hiệu: 7 năm
  • Kiểu dáng công nghệ : 10 năm
  • Sơ đồ bố trí mạch tích hợp: 10 năm

Hy vọng với các thông tin trên, bạn đã có thể giải đáp được những thắc mắc trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ Bảo Hộ Thương Hiệu để được trực tiếp giải đáp và tư vấn rõ ràng hơn nhé!

>>>Tham khảo thêm: Các Bước Làm Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế Cập Nhật Mới Nhất