Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI là gì? Lợi ích và hạn chế của các doanh nghiệp FDI

Bài viết hay

Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay, Việt Nam đang là nước trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vậy nên nguồn lực kinh tế chúng ta còn đang hạn chế. Doanh nghiệp FDI hiện đang là một trong những loại hình doanh nghiệp chiếm nhiều đa số tại Việt Nam trong giai đoạn này. Vậy doanh nghiệp FDI là gì và lợi ích của nó đối với nền kinh tế Việt Nam là như thế nào, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé!

Doanh nghiệp FDI là gì?

FDI là gì?

FDI (là cụm từ viết tắt của Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay tổ chức của nước này vào một nước khác bằng cách rót vốn vào xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước được đầu tư.

Doanh nghiệp FDI là gì?

Doanh nghiệp FDI là gì?

Theo Luật Đầu tư 2020 Khoản 17 Điều 3 có định nghĩa tổ chức kinh tế có vốn đầu từ nước ngoài là có thành viên hoặc cổ đông tại doanh nghiệp đó.

Căn cứ vào quy định trên hiểu rằng một doanh nghiệp FDI là một doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và sử dụng vốn đầu tư đó để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và không phân biệt loại hình đầu tư vốn nước ngoài nào.

Hình thức tổ chức thường gặp trong doanh nghiệp FDI

Hình thức tổ chức thường gặp trong doanh nghiệp FDI

Hiện nay ở thị trường Việt Nam được tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá là đa dạng trong nhiều hình thức. Sau đây là 4 loại hình thường hay gặp nhất trong các loại hình doanh nghiệp FDI:

Doanh nghiệp có vốn 100% FDI

Doanh nghiệp được đầu tư vốn nước ngoài 100% sẽ hoàn toàn sử dụng vốn đầu tư từ nước ngoài để duy trì và xây dựng doanh nghiệp của mình. Với loại hình đầu tư này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh đều dưới sự điều hành và quản lý của nhà đầu tư nước ngoài đó.

Tuy nhiên, nhà đầu tư vốn cũng phải phụ thuộc vào điều kiện và môi trường kinh doanh của quốc gia hay khu vực đó như kinh tế, chính trị, …

Doanh nghiệp hợp tác liên doanh nghiệp

Là hình thức hợp tác liên doanh của hai hay nhiều bên hợp tác lại với nhau thành lập nên công ty trên hợp đồng ký kết với nhau. Hoặc là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam hợp tác lại với nhau trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên.

Doanh nghiệp được đầu tư theo hình thức xây dựng, vận hành, chuyển giao

Là loại hình 2 bên đều có lợi bởi đây là hình thức liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Sau khi nhà đầu tư đã đầu tư trong khoảng thời gian định sẵn để thu hồi lại vốn đã đầu tư và nhà đầu tư đã đạt được mức lợi nhuận phù hợp với họ thì nghĩa vụ của các nhà đầu tư phải thực hiện chuyển giao công nghệ và không đòi bồi hoàn công trình đã thực hiện tại nước chủ nhà.

Thành lập nên các chi nhánh công ty nước ngoài

Hình thức rót vốn đầu tư nước ngoài khá phổ biến và lan rộng nhất hiện nay thì không thể bỏ qua loại hình doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh cho công ty mẹ tại Việt Nam. Tất cả sẽ do người Việt hoặc người nước ngoài làm việc tại chi nhánh đó.

| Tìm hiểu thêm: Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam có thể bạn chưa biết

Lợi ích và hạn chế của các doanh nghiệp FDI

Lợi ích và hạn chế của doanh nghiệp FDI

Lợi ích

  • Giúp tăng trưởng nền kinh tế: Với nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ góp phần tăng trưởng khá mạnh mẽ cho nền kinh tế và càng phát huy hết tiềm lực sẵn có bên trong.
  • Tiếp cận công nghệ mới và bí quyết quản lý doanh nghiệp: nếu thu hút được vốn đầu tư nước ngoài từ những công ty đa quốc gia trên thế giới sẽ giúp các doanh nghiệp FDI có được công nghệ tiên tiến và mới mẻ cũng như bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty đó đã phải mất công sức tích lũy và phát triển qua nhiều năm và nhiều khoản phí lớn mới có thể trụ vững đến ngày hôm nay.
  • Đẩy mạnh xuất nhập khẩu: Một khi đã tiếp nhận được vốn đầu tư người ngoài thì không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư mới phát triển mà còn giúp ích có các doanh nghiệp khác liên kết với mình cùng tham gia quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến nước được rót vốn có cơ hội mở rộng mạng lưới sản xuất thuận lợi có việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu, đồng thời tăng cường giao thương với các nước trong khu vực và cả trên thể giới.
  • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm: Với việc đầu tư FDI vào đất nước có nguồn lao động dồi dào không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp nước ngoài mà còn giúp cả người lao động tìm kiếm được việc làm nhiều hơn. Trong quá trình lao động sản xuất đồng thời có thể đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động sẽ tạo ra nguồn nhân lực về lao động có kỹ năng cao cho đất nước có vốn đầu tư FDI.
  • Tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước: Khi bất kỳ nhà đầu tư vốn nước ngoài vào đầu tư đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho đất nước đó với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì thế, việc thu thuế từ các doanh nghiệp FDI sẽ là một khoản thu ngân sách ngày càng chiếm tỷ lệ cao và quan trọng đối với nền kinh tế tại đất nước đó.

Hạn chế

Việc sử dụng nhiều nguồn vốn đầu tư FDI sẽ dẫn đến việc thiếu chú trọng và phát huy tối đa các nguồn vốn từ những doanh nghiệp trong nước gây ra mất cân đối trong cơ cấu nền kinh tế và phải phụ thuộc rất lớn đến kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến thiếu tính vững chắc và ổn định.

Đôi khi các doanh nghiệp 100% FDI sẽ thực hiện nhiều chính sách cạnh tranh để loại trừ đối thủ trong cùng lĩnh vực, chiếm độc quyền khống chế thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trong nước.

Thông qua những chênh lệch về nguồn tài chính, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ gián tiếp gây ra ảnh hưởng bất lợi về kinh tế, gia tăng sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội với nhau, vật giá leo thang.

Thông qua những gì chúng tôi đã chia sẻ đến với bạn đọc, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về doanh nghiệp FDI và lợi ích cũng như hạn chế mà doanh nghiệp FDI mang lại. Bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi chúng tôi đặt ra rằng: doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp FDI có thật sự cần thiết với Việt Nam hiện tại hay không?

>>> Xem ngay: https://hoancauoffice.vn/van-phong-chia-se/