vốn điều lệ

Vốn điều lệ là gì? Cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập?

Bài viết hay

Vốn điều lệ là gì? Có cần phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hay không? Cách chứng mình vốn điều lệ lúc thành lập doanh nghiệp như thế nào? Để các doanh nghiệp hiểu hơn về vốn điều lệ cũng như chứng minh vốn điều lệ của công ty có cần thiết hay không? Hãy cùng Hoàn Cầu Office theo dõi thông qua bài viết sau đây nhé!

Vốn điều lệ là gì?

Khái niệm “vốn điều lệ” chắc hẳn cũng rất quen thuộc với các doanh nghiệp, nhưng Hoàn Cầu Office sẽ phân tích đầy đủ và chi tiết hơn để các bạn cùng hiểu rõ hơn nhé! Vậy vốn điều lệ của công ty là gì?

Dựa vào khoản 34 điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rằng:

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên của công ty đã đóng góp hay cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Vốn điều lệ của công ty tổng các giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Theo đó, vốn điều lệ có thể hiểu là tổng giá trị tài sản đã được góp, cam kết góp bởi các thành viên công ty, chủ sở hữu của công ty khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Chúng bao gồm tổng mệnh giá cổ phần đã bán hay được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Vốn điều lệ sẽ cần được ghi trong Điều lệ công ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi hiểu rõ về “vốn điều lệ công ty là gì?” của nghĩa tiếng việt, vậy còn “vốn điều lệ tiếng anh là gì?” cùng Hoàn Cầu Office theo dõi khái niệm sau đây:

Vốn điều lệ tiếng anh là  có nghĩa là Charter capital, nhưng cũng có trường hợp dịch nghĩa thành từ Authorized capital cũng được gọi là Vốn điều lệ. Trong số đó, từ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vẫn được gọi là Charter capital: Vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của công ty là gì

Vốn điều lệ của công ty là gì

Vai trò, ý nghĩa của vốn điều lệ theo quy định của pháp luật

Vai trò của vốn điều lệ

  • Thứ nhất, vốn điều lệ  là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hoặc sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó để làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.
    Cụ thể theo bộ Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ công ty. Thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ một số trường hợp quy định tại bộ Luật Doanh nghiệp.
  • Thứ hai, vốn điều lệ là một trong các cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề có đủ điều kiện.

Ý nghĩa của vốn điều lệ

Vốn điều lệ cũng thể hiện cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác. Do đó, vốn điều lệ càng cao thì độ tin cậy của khách hàng cũng như đối tác với doanh nghiệp càng lớn.ý nghĩa của vốn điều lệ

Ý nghĩa của vốn điều lệ

Phân loại vốn điều lệ trong công ty

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên 

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lúc đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ cũng như là nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ trong công ty.

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có nghĩa là khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ chính là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong điều lệ công ty.

Thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 điều 47 của Luật này.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần

Theo điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại được đăng ký mua và được ghi trong các Điều lệ công ty”. Như vậy, vốn điều lệ của công ty cổ phần ngay tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ khi có các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.

Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau. Từ đó cũng có thể hiểu vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại.

Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, số cổ phần đã bán sẽ bằng tổng số cổ phần mà các cổ đông đăng ký mua cũng như thanh toán đủ cho công ty.

Vốn điều lệ của công ty hợp danh

Vốn điều lệ của công ty hợp danh sẽ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hay cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh.

Theo đó, tổng giá trị tài sản do chính các thành viên công ty hợp danh đã góp, cam kết góp khi thành lập chính là vốn điều lệ của công ty hợp danh.

Tương tự những loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của công ty hợp danh có thể sẽ được thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi thay đổi vốn điều lệ, công ty phải thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.

| Xem ngay: Thủ tục mở chi nhánh công ty mới nhất 2022

Vốn điều lệ thành lập công ty cần bao nhiêu?

Pháp luật không quy định mức vốn cụ thể đối với các doanh nghiệp nói chung. Theo đó, tùy vào khả năng kinh tế của những thành viên công ty và mục đích hoạt động của công ty mà vốn điều lệ sẽ được quyết định cụ thể. Do vậy, khi quyết định thành lập doanh nghiệp, các thành viên công ty nên xác định vốn điều lệ dựa trên các cơ sở sau:

  • Khả năng tài chính của mình
  • Phạm vi và quy mô hoạt động công ty
  • Chi phí hoạt động thực tế của công ty sau khi thành lập (vì vốn điều lệ công ty để sử dụng cho các hoạt động của công ty sau khi thành lập)
  • Dự án ký kết với đối tác

Pháp luật Việt Nam quy định rằng thời hạn góp đủ vốn đối với doanh nghiệp mới thành lập là 90 ngày, kể từ ngày mà được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp đã hết thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ số vốn đã đăng ký thì phải thông báo với các cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh.

Lưu ý:

  • Thành viên của công ty phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn mình đã đăng ký hoặc đã góp (trừ chủ các doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn).
  • Số vốn góp quyết định mức thuế môn bài của công ty phải nộp sau khi hoàn tất quy trình thành lập công ty. Theo quy định hiện hành của thuế môn bài được chia thành hai mức:
    • Mức 1: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng mức thuế môn bài là 3 triệu đồng /1 năm
    • Mức 2: Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống mức thuế môn bài là 2 triệu đồng/ 1 năm

Tuy nhiên, cần lưu ý đối với những công ty thành lập để kinh doanh các ngành nghề cần phải có điều kiện về vốn pháp định. Nếu yêu cầu ký quỹ thì là vốn điều lệ của công ty phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định hay đáp ứng ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Chứng minh vốn điều lệ lúc thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ của công ty tự đăng ký và sẽ tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ tại bước đăng ký doanh nghiệp.

Trừ trường hợp ngành nghề đăng ký của doanh nghiệp yêu cầu là vốn pháp định. Do đó vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định. Ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ thì cũng cần phải chứng minh. Việc chứng minh này sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình có đủ điều kiện để được thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không.

Việc chứng minh phần vốn góp của các thành viên trong công ty là điều hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn hay cổ đông cũng sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty cũng như lấy đó để làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.

chi phí chứng minh vốn điều lệ

Chứng minh vốn điều lệ cần bao nhiêu chi phí

Cách chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp

Thành viên góp vốn hay cổ đông cần phải giữ các giấy tờ sau để chứng minh phần vốn đã góp:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên hay cổ đông.
  • Điều lệ của công ty.
  • Giấy chứng nhận góp vốn và cổ phiếu.
  • Sổ đăng ký thành viên hay cổ đông. Tài liệu này thể hiện rõ tỷ lệ góp vốn/ cổ phần hay các loại tài sản góp vốn.
  • Biên lai thu tiền cũng như các chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ tài sản góp vốn.
  • Các tài liệu khác liên quan trong nội bộ doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin về vốn điều lệ cũng như giải đáp thắc về chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu tư vấn về mặt Pháp lý, Giấy phép, Kế toán Thuế tại Hoàn Cầu Office, vui lòng gọi cho chúng tôi theo số hotline 0901.668.835 để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm: https://hoancauoffice.vn/dich-vu-thay-doi-giay-phep-kinh-doanh-tphcm/