Thành lập Công ty vừa là thách thức, vừa là cơ hội to lớn cho sự nghiệp mỗi con người. Nắm chắc được các vấn đề phát sinh khi thành lập Doanh nghiệp, chính là trang bị đầy đủ “vũ khí” để chiến đấu và vươn tới thành công!
Contents
Bạn đã có nguồn vốn đủ mạnh?
Trên thực tế, vốn là yếu tố cực kỳ quan trọng mà mọi Doanh nghiệp cần phải có để khởi tạo. Đó có thể không phải là yếu tố duy nhất nhưng là yếu tố đầu tiên cần được đảm bảo. Những vấn đề liên quan đến tiền bạc, tài chính khá nhạy cảm, người thành lập Doanh nhgiệp không nên quá dựa dẫm hay mong đợi việc gọi vốn từ người thân hay bạn bè. Dù là mối quan hệ thân thiết đến đâu, nếu bạn không có kế hoạch và đường lối phát triển cho Doanh nghiệp mình, thì sẽ không có ai tự tin góp vốn. Trên thực tế, dù kêu gọi được nguồn vốn từ người thân, nhưng nhiều người sau khi tạo dựng doanh nghiệp riêng rất dễ lâm vào tình trạng cạn kiệt vốn bởi các Doanh nghiệp đầu thành lập thường liên tục đối mặt với khó khăn. Số Doanh nghiệp mới bị “chết yểu” do nguồn vốn không vững là rất đáng kể.
Vậy vốn bao nhiêu là đủ? Con số này không cố định. Số vốn có thể tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như ngành nghề kinh doanh, số lượng nhân sự, mặt bằng và phương hướng phát triển của Công ty. Các chủ doanh nghiệp nên dự tính trước mức chi phí tối thiểu cần thiết cho hoạt động của công ty trong từng tháng, cùng với việc đảm bảo kế hoạch dự trù trong vòng một năm. Những dự tính tài chính đó cần đảm bảo ràng, công ty vẫn có thể tồn tại được thời gian đâu khi chưa sinh lời, cho đến khi ổn định và có lợi nhuận. hỉ có như vậy, Doanh nghiệp mới không bị các chi phí hàng tháng chi phối, gây ảnh hưởng đến việc phát triển Công ty theo đường hướng đã vạch sẵn.
Mức độ am hiểu, yêu thích với ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
Thông thường, những người có ý định thành lập doanh nghiệp sẽ có xu hướng hoạt động trong các ngành mà xã hội đang có nhu cầu cao, bởi điều đó sẽ giúp Doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian để tiếp cận với khách hàng. Nhưng đó là “con dao hai lưỡi”, bởi dù lĩnh vực hoạt động đang có sức hút, nhưng nếu không am hiểu hay không yêu thích, các chủ Doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng chán nản. Chưa kể, giả sử khi thị trường thay đổi xu hướng, Doanh nghiệp của bạn sẽ khó lòng đề ra được phương hướng phát triển trong tương lai. Một Doanh nghiệp mất phương hướng sẽ không thể tồn tại lâu dài. Vì thế, các chủ Doanh nghiệp cần xác định rõ và kiên định đi theo lĩnh vực mà mình am hiểu và yêu thích. Kiến thức và đam mê là 2 yếu tố giúp ta có thể biến hóa uyển chuyển theo bất cứ sự thay đổi nào của thương trường.
Khả năng chịu áp lực khi vận hành
“Vạn sự khởi đầu nan”. Khoảng thời gian ban đầu, doanh nghiệp phát sinh rất nhiều chi phí nhưng lại chưa thể sinh lợi nhuận, các chủ doanh nghiệp thường đối mặt với áp lực về kinh tế rất lớn. Những xấp hóa đơn, chi phí công ty mới,… khiến nhiều người quản lý gặp “khủng hoảng”, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, khiến việc vận hành Công ty cũng bị tác động tiêu cực. Đôi lúc, người chủ không kiểm soát được mình và trút giận lên nhân viên. Hãy nhớ rằng, sự cáu gắt đó của bạn chỉ làm tình hình càng xấu đi, bởi nhân viên chính là “đối tác” của Doanh nghiệp.
Năng lực điều hành của chủ Doanh nghiệp và đội ngũ đến đâu?
Chắc hẳn, bất kỳ nhà quản lý nào cũng mong muốn Công ty sở hữu đội ngũ nhân viên giỏi và hùng hậu, văn phòng quy mô, phúc lợi cao, từng mảng công việc sẽ được chia trách nhiệm cho từng bộ phận liên quan. Nhưng thực tế, Doanh nghiệp ban đầu khi mới thành lập sẽ bị giới hạn lớn về số lượng nhân sự, chỉ một vài người nhưng lượng công việc là rất lớn, có khi người chủ còn phải đảm nhận hầu hết các công việc.
Nhìn vào một số Doanh nghiệp lâu năm hiện nay, thời gian đầu các chủ doanh nghiệp phải cáng đáng hầu hết nhiệm vụ lập kế hoạch kinh doanh, lên chiến lược marketing, thầm chí phải đi bán hàng, tiếp thị trên thị trường, giao hàng để duy trì công ty của mình.
Khi Doanh nghiệp đã có đủ điều kiện để thuê nhân sự các phòng ban như kế toán, kỹ thuật, IT… thì chủ doanh nghiệp vẫn cần phải có kiến thức để có thể hiểu được những gì nhân viên đang làm. Một vấn đề quan trọng mà chủ Doanh nghiệp phải lưu ý, là tuyệt đối phải quản lý được công việc của nhân viên, không được phép để nhân viên tự xoay sở trong công việc của mình. Người đứng đầu không có kiến thức quản lý sẽ dễ khiến Doanh nghiệp không thể biết nguyên nhân dẫn đến những sự cố, rủi ro phát sinh, hay tệ hơn nữa là công ty có thể gặp những rắc rối về mặt pháp lý do làm sai quy trình.
Khởi nghiệp không bao giờ là dễ dàng. Con đường từ lúc khởi đầu đến khi đạt được thành quả đầu tiên không bao giờ là bằng phẳng. Nếu bạn chưa đủ tự tin, bạn có thể nhờ đến các đơn vị tư vấn lâu năm trong lĩnh vực thành lập Doanh nghiệp, điển hình là Tim Sen (hơn 10 năm kinh nghiệm trong hỗ trợ thành lập Doanh nghiệp và các vấn đề liên quan như dịch vụ báo cáo thuế,…). Sự đồng hành trong bước đi khởi nghiệp ban đầu luôn cần thiết với mọi chủ Doanh nghiệp.