Giếng trời là một trong những không gian quan trọng trong nhà. Đem lại ánh sáng và không khí tự nhiên, cũng là nơi thu hút tài lộc, vượng khí. Vậy xây giếng trời sao cho hợp lý, lưu ý gì khi xây giếng trời trong nhà? Theo dõi bài viết sau để được giải đáp thắc mắc.
Contents
Giếng trời là gì?
Khi cuộc sống ở thành thị đông đúc, chật chội, các căn nhà ống mọc lên thế chỗ cho không gian xanh và khí trời trong lành. Thì giải pháp kết hợp giếng trời bên trong nhà là điều hết sức cần thiết.
Giếng trời là một khoảng không gian từ mái thông xuống tầng trệt theo phương thẳng đứng. Xây giếng trời từ lâu đã trở thành một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà ống, nhà phố hiện đại.
Đặt giếng trời trong nhà, giúp đem lại không gian thông thoáng. Toàn bộ ngôi nhà có sự trao đổi hòa hợp về hướng gió, ánh sáng tự nhiên. Tạo nhiều dương khí, giúp tinh thần sảng khoái, tâm trạng ôn hòa, dễ chịu. Bên cạnh đó cũng hạn chế được tình trạng nấm mốc trong nhà do thiếu ánh nắng tự nhiên.
Xây giếng trời trong nhà giúp đem lại không gian thông thoáng, lấy được ánh sáng và không khí tự nhiên cho toàn ngôi nhà
Hơn nữa, đặt giếng trời ở giữa nhà cũng sẽ giúp ngôi nhà bạn “ăn gian” diện tích. Không gian thông tầng và mảng xanh bên dưới sẽ tạo hiệu ứng thị giác, khiến bạn cảm thấy nhà mình như cao hơn và rộng rãi hơn.
Với nhiều lợi ích như vậy, nhưng để thiết kế và xây dựng giếng trời sao cho đúng chuẩn về mặt thẩm mỹ và phong thủy. Gia chủ cũng cần phải quan tâm một số lưu ý và nguyên tắc quan trọng.
Lưu ý khi xây giếng trời trong nhà
Kích thước giếng trời
Đối với giếng trời ở nhà phố, nhà ống tại các khu dân cư, diện tích sử dụng thường có phần hạn chế. Tuy nhiên, kích thước giếng trời tiêu chuẩn tối thiểu nhất sẽ rơi vào khoảng 4 đến 6 mét vuông. Đây là phần diện tích đã được tính toán kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng đến các không gian khác trong nhà.
Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên thu được từ giếng trời chiếu xuống mặt sàn theo quy luật phải nhỏ hơn 5% so với diện tích sàn đối với phòng có nhiều cửa sổ và nhỏ hơn 15% cho phòng không có hoặc ít cửa sổ.
Vị trí giếng trời
Trước khi xây nhà, bạn cần quan tâm đến vị trí đặt giếng trời đầu tiên. Bởi trong phong thủy, giếng trời chính là nơi hội tụ dương khí, thu hút tài lộc, may mắn. Đây cũng là nơi hấp thụ nguyên khí của đất trời, là nơi tiếp nhận Quý nhân, Mộc, Mã, Thái Cực. Đây là những yếu tố đem lại sự may mắn, thông tuệ, phát huy sở trường và giải trừ tai họa.
Vị trí đặt giếng trời tốt nhất đó là vị trí trung cung ngôi nhà. Giúp nguyên khí dễ dàng lan tỏa, ánh sáng và không khí tự nhiên cũng được lưu thông trong toàn bộ ngôi nhà.
Giếng trời không nên đặt ở hướng Bắc, vì hướng này được xem là có thực khí không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng không nên đặt giếng trời ngang qua nhà vệ sinh, điều này sẽ vô tình tạo ra luồng sát khí, không tốt cho con người.
Nên đặt giếng trời ở vị trí trung tâm ngôi nhà, giúp toàn bộ không gian đều lấy được ánh sáng tốt hơn
Thiết kế biện pháp chống dột, chống mưa tạt qua giếng trời
Mặc dù giếng trời đem lại nhiều không khí tươi và ánh sáng tự nhiên, nhưng bạn cũng cần tính toán đến các trường hợp mưa bão, chống trộm. Các kiến trúc sư thường đưa giải pháp sử dụng kính cường lực an toàn 2 lớp để lợp mái cho giếng trời. Vật liệu này có độ bền và chịu lực cao gấp nhiều lần so với kính thông thường. Vừa giúp giếng trời có ánh sáng tự nhiên, vừa đảm bảo nội thất được an toàn trong thời tiết mưa bão.
Tuy nhiên, kính cường lực hay tấm lợp trong suốt polycarbonate không thể liên kết bền vững với xi măng. Do vậy cần qua một liên kết trung gian đó là khung sắt, thép. Khoảng vượt của mái lợp cũng phải được tính toán hợp lý để tránh mưa tạt trực tiếp vào giếng trời.
Các khung sắt, thép vừa được thiết kế kiên cố, vừa mang tính thẩm mỹ cao. Đảm bảo an toàn, an ninh nhưng vẫn đẹp mắt, đạt được độ thông thoáng tối đa.
Đối với giếng trời được tận dụng làm vườn cảnh, bạn nên chú ý thiết kế biện pháp chống dột và có hệ thống thoát sàn hợp lý
Có hệ thống thoát nước sàn hợp lý
Nhiều gia đình muốn tận dụng khu vực giếng trời để làm vườn cảnh trong nhà. Vì thế, vị trí này cần có hệ thống thoát nước sàn để tránh ngập nước vào mùa mưa. Điều này cũng hạn chế được tình trạng sàn bị ẩm, hư hỏng, nhất là sàn gỗ.
Lưu ý độ phẳng của giếng trời
Giếng trời chính là khu vực thông tầng, kết nối khoảng chung của các tầng với nhau. Tuy nhiên, nếu thiết kế mảng tường trơn nhẵn hoàn toàn sẽ tạo ra tiếng vang khi có người nói chuyện, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người khác ở tầng trên. Vì vậy, ở các mảng tường của giếng trời, bạn nên sử dụng chất liệu như đá, tường nhám hay bố trí cây xanh. Điều này giúp âm thanh thông giữa các tầng được hạn chế đáng kể, đem lại sự yên tĩnh và riêng tư cho thành viên.
Làm các mảng tường nhám hay ốp gạch, đá sẽ giúp giảm bớt tiếng vang giữa các tầng
Giếng trời là khu vực quan trọng không thể thiếu, đặc biệt là những ngôi nhà ống, có diện tích sử dụng hạn chế và điều kiện ánh sáng tự nhiên không được đảm bảo. Giếng trời mang lại nhiều ý nghĩa về tính thẩm mỹ, phong thủy cho cả ngôi nhà. Vì vậy, việc hiểu và lưu ý các vấn đề trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây giếng trời trong nhà đấy.