Hiện nay, một trong những giấy tờ quan trọng cần phải có trước khi bạn muốn khởi công xây dựng các công trình như: nhà ở, dự án… chính là giấy phép xây dựng. Chính vì thế, mà các cá nhân, tổ chức cần phải nắm rõ các thông tin sau về việc làm thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở, dự án… để tránh xảy ra các sai sót và gặp những rắc rối khó giải quyết.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì khi nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp phải sửa chữa và khi sửa chữa người dân chủ yếu quan tâm tới chi phí mà ít để ý đến giấy phép, như vậy sửa chữa nhà ở có cần phải xin giấy phép không? Hãy cùng tôi tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: thủ tục hoàn công nhà
Khi tiến hành sửa chữa nhà ở có cần phải xin giấy phép hay không?
Hiện nay, căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, người dân trước khi khởi công sửa chữa nhà ở, chủ đầu tư phải có giấy phép sửa chữa, cải tạo, trừ hai trường hợp sau:
– Công trình được sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường và an toàn công trình.
– Công trình được sửa chữa và cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị và có các yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Chính vì vậy, khi người dân sửa chữa nhà ở mà không thuộc 02 trường hợp trên thì phải tiến hành đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Ngoài ra cần phải lưu ý: khi xây dựng mới nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nếu không xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì sẽ được miễn giấy phép xây dựng. Riêng việc sửa chữa và cải tạo chỉ 02 trường hợp trên mới được miễn giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở (theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014).
Mức phạt khi xây dựng nhà ở không có giấy phép
Với những trường hợp bắt buộc phải hoàn tất hết tất cả các thủ tục xin giấy phép xây dựng nhưng chủ đầu tư không tuân thủ thì sẽ phải chịu phạt theo quy định của pháp luật quy định với mức phạt cụ thể như sau:
- Nhà ở riêng lẻ khi xây dựng trong khu bảo tồn hay khu di tích lịch sử – văn hóa: xử phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
- Nhà ở riêng lẻ khi xây dựng trong đô thị: xử phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.
- Trong trường hợp chủ đầu tư đã bị phạt nhưng vẫn cố tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng (khi xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa) và xử phạt từ 35 – 40 triệu đồng (khi xây dựng trong đô thị).
- Trường hợp mà chủ đầu tư tái vi phạm sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng (khi xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa) và xử phạt từ 70 – 80 triệu đồng (khi xây dựng trong đô thị).
Trình tự thực hiện xin giấy phép xây dựng nhà ở
- Bước 1: Nộp hồ sơ
- Nơi nộp: UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh nơi có nhà riêng lẻ dự định thực hiện sửa chữa.
- Cách nộp: Gửi gối hồ sơ trực tiếp hay gián tiếp qua bưu điện đến UBND.
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
- Cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra
- Nếu hồ sơ đó hợp lệ sẽ tiến hành ghi biên nhận hồ sơ.
- Nếu hồ sơ còn thiếu một số giấy tờ thì sẽ hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung thêm.
- Bước 3: Giải quyết yêu cầu
- Bước 4: Kiểm tra kết quả
- Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày kể từ bộ hồ sơ đó hợp lệ.
Qua bài biết trên hi vọng làm các bạn hiểu thêm về những trường hợp cần xin giấy phép xây dựng công trình để không vi phạm quy định của nhà nước.
>>> Xem thêm: thủ tục xin giấy phép xây dựng