Thường những mùa nóng nực thì nhu cầu lắp đặt máy lạnh tại nhà của khách hàng luôn tăng cao. Nhưng có những trường hợp đợi nhân viên lắp đặt quá lâu nên người nhà sẽ tự mua về và lắp đặt. Các kỹ thuật viên đừng lầm tưởng khách hàng không biết lắp máy nhé. Và sau đây là những lưu ý cần thiết để bạn tự lắp đạt mà không cần phải nhờ hỗ trợ của nhân viên kỹ thuật. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có thể lắp đặt máy đúng cách nhất, tăng hiệu quả làm mát nhanh, tiết kiệm được điện năng tối ưu nhất.
Lắp đặt máy lạnh tại nhà
Contents
Thiết kế và lắp đặt đồng bộ khi thi công
Việc lắp đặt hệ thống điều hoà tại Điện lạnh Tâm Đức thường được chia làm hai giai đoạn chính trong quá trình thi công lắp đặt:
- GĐ 1:
Đặt hệ thống ống bảo ôn nối dây điện từ dàn nóng sang dàn lạnh. Sau đó đặt hệ thống ống thoát nước ra ngoài và thường được chôn âm tường. Hoặc là đi trên trần kỹ thuật. Cần đặt trước khi tiến hành trát khối xây hoặc là thi công trần giả.
+ GĐ 2:
Là giai đoạn lắp máy, định vị dàn nóng, dàn lạnh, đầu nối của hệ thống bảo ôn. Dây tín hiệu, đường thoát nước, dây nguồn và thiết bị. Lắp máy thường sẽ được thi công trước khi sơn tường lượt cuối cùng và trước khi làm sàn gỗ. Phải kiểm tra lại hệ thống ống khi lắp đặt và dây chờ đảm bảo được tính nguyên vẹn và an toàn.
Đặt đầu lạnh ở đâu bên trong nhà ?
- Nên lắp đặt nơi hướng gió thổi ra từ đầu lạnh đi dọc theo cả chiều dài của căn nhà, với cách lắp đặt này không khí lạnh sẽ được phân bổ đều cho toàn bộ căn phòng của bạn.
Lưu ý: Chiều cao của đầu lạnh cao tối thiểu 2.5m kể từ sàn nhà và cách trần ít nhất là 50mm.
Các vị trí nên tránh lắp đầu lạnh:
- Đầu lạnh có giá đỡ khong rung thì mới bền nên không được treo giữa nhà.
- Không để dàn lạnh ở góc phòng vì sẽ không đồng đều khi tỏa điều hòa ra cho cả phòng.
- Không lắp máy gần cửa ổ nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu lạnh vì sẽ làm ngưng tụ nước và chảy xuống.
- Hạn chế tối thiểu sát sàn vì khi điều hòa thì chân sẽ lạnh còn đầu bạn sẽ nóng, không đồng đều thân nhiệt cơ thể, không điều hòa được đồng đều nhiệt độ phòng. Vì không khí cũng không có xu hướng bốc lên cao.
- Không lắp máy lạnh trong bếp vì là nơi có nhiều dầu mỡ, hơi muối,.. sẽ làm giảm tuổi thọ máy, bị nghẹt và dễ rỉ sét.
Lắp đường ống cho dàn máy lạnh
- Ống ngưng tụ càng ngắn, thẳng thì càng tốt vì nước ngưng tụ sẽ thoát nhanh.
- Hạn chết để ống quá dài kẻo bị trào ngược lại.
Máy lạnh tại Điện lạnh Tâm Đức
Lắp đặt quạt hút trong phòng máy lạnh
Mục đích gắn quạt hút để tăng cường việc trao đổi không khí tươi cho phòng.Nhưng lưu ý:
- Công suất quạt vừa đủ, không quá lớn.
- Nên đặt quạt đối diện máy lạnh sẽ tốt nhất.
- Đặt trên trao vì quạt hút có nhiệm vụ là hút khí nóng chứ không hút khí lạnh.
Lắp đặt đầu nóng ở vị trí nào
- Đầu nóng lắp ở vị trí tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.
- Hướng thổi ra của đầu nóng phải không có vật cản khí thoáng ra.
- Vị trí lắp đặt đầu nóng bị 2 lỗi trên thì ảnh hưởng lớn đến công suất lạnh và tiêu thụ điện.
- Đầu nóng nằm ngoài nhà nên thấp hơn đầu lạnh bên trong nhà.
Vì nó có thể làm cho dầu máy dễ hồi về block máy, nhưng nếu cao hơn thì nên dùng bẫy dầu.
- Giữa đầu nóng và đầu lạnh khoảng cách càng gần thì càng tốt, chênh lệch độ cao giữa 2 dàn nóng và lạnh không quá 5m.
- Bọc cách nhiệt riêng ra đường nén và đường hồi ( chính là đường nối giữa đầu nóng và đầu lạnh).