Những điều quản đốc sản xuất cần phải biết

Công nghệ đào tạo Thông tin giáo dục

Trong một phân xưởng sản xuất, quản đốc sản xuất có một vai trò quan trọng trong việc điều hành, triển khai công việc và quản lý hoạt động sản xuất. Việc nâng cao kỹ năng cũng như kinh nghiệm cho đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp đang là một vấn đề đang rất được quan tâm.

Quản đốc phải hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để có thể có được những định hướng tốt nhất cho việc phát triển nghề nghiệp tương lai của bản thân. MTC xin chia sẻ chương trình đào tạo quản đốc sản xuất để các bạn có thể hiểu rõ những công việc cần làm khi đảm nhiệm vị trí này.

Yếu tố cần tìm hiểu đối với một quản đốc sản xuất

Tìm hiểu chức năng của một quản đốc sản xuất

Chức năng của quản đốc sản xuất

Quản đốc sản xuất là người có trách nhiệm chính trong hoạt động điều hành hoạt động sản xuất của phân xưởng trong doanh nghiệp.

Triển khai đôn đốc, phân công công việc cho công nhân và hướng dẫn công nhân làm việc theo tiến độ kế hoạch mà cấp trên đã đề ra. Ngoài ra tổ trưởng sản xuất còn có nhiệm vụ giám sát công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, phòng tránh các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Tư vấn cho cấp trên về các vấn đề phát sinh từ máy móc, kỹ thuật trong hoạt động sản xuất.

Lập kế hoạch về ngân sách để tránh lãng phí.

Nhiệm vụ của quản đốc sản xuất

Chịu mọi trách nhiệm trong việc điều hành quản lý hoạt động của phân xưởng, đảm bảo cho kế hoạch sản xuất được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Quản lý máy móc, các thiết bị máy móc phụ vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng, bảo trì máy móc theo định kì.

Đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện theo đúng quy định của công ty, chịu trách nhiệm về tài sản trong phân xưởng.

Điều hành, đôn đốc và thường xuyên kiểm tra hoạt động sản xuất đảm bảo tốc độ đúng kế hoạch đề ra của công ty.

Tham mưu với cấp trên để đề ra những mục tiêu, kế hoạch lớn của công ty.

Phân công công việc cho các tổ viên đảm bảo không bị lãng phí nguồn lao động và máy móc trong công ty.

Phát hiện và giải quyết các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động.

Tổng kết đánh giá và lập báo cáo kết quả hoạt động của phân xưởng.

Thường xuyên tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi cuat người lao động.

Xây dựng tình đoàn kết giữa người lao động trong phân xưởng với nhau, thường xuyên đào tạo và kiểm tra tay nghề cho công nhân.

Thực hiện các công việc có liên quan theo sự phân công của cấp trên.

Chương trình đào tạo quản đốc sản xuất lại MTC

Quyền hạn của quản đốc sản xuất

Có quyền phân công hay điều chuyển công việc của tổ trưởng, nhóm trưởng, công nhân trong xưởng dưới quyền quản lý của mình.

Có quyền đề xuất tăng, giảm lương hay các đề xuất khen thưởng đối với người lao động trong xưởng.

Có quyền sắp xếp, yêu cầu bảo trì hay đổi mới các thiết bị trong dây chuyền sản xuất của phân xưởng.

Chịu toàn bộ trách nhiệm quá trình sản xuất của phân xưởng từ khi tiếp nhận kế hoạch sản xuất của cấp trên.

Quản đốc Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và phòng, ban chuyên môn quản lý về mọi hoạt động của xưởng.

Đảm bảo công việc được hoàn thành đúng kế hoạch vì mục tiêu chung của tổ chức.

Trường đào tạo MTC

643 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 0932 001 777 – 09 28 28 93 87

Email: tuvandaotao@mtc.edu.vn

Điện thoại: (028) 7102 1218 – 7102 1219

Trả lời