Nước thải dệt nhuộm có thể xử lý bằng phương pháp nào, loại nước thải này có nguồn gốc xuất phát từ đâu, tại sao lại phải cần thiết xử lý như vậy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì các bạn đọc qua bài viết dưới đây, tất cả những câu hỏi trên sẽ được chúng tôi giải thích chi tiết và cụ thể nhất.
Nguồn gốc của nước thải dệt nhuộm từ đâu ?
Ngành dệt nhuộm có thể nói là một ngành công nghiệp có truyền thống lâu đời tại TPHCM trong nhiều năm qua, Nhưng ngành này với các khâu như nhuộm chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường khá mạnh hiện nay. Theo như ước tính của các chuyên gia thì lượng nước thải được thải ra ngoài môi trường từ công đoạn nhuộm là từ 120-300 mét khối tấn vải.
Loại nước thải dệt nhuộm này rất đa dạng và phức tạp, nguồn gốc của nước thải chính là xuất phát từ các công đoạn của ngành công nghiệp này, như công đoạn hồ sợi, giũ hồ, nấu, tẩy nhuộm đến khi hoàn thành. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng nước của những nơi này là rất lớn và tùy vào khối lượng cũng như các mặt hàng khác nhau.
Xem thêm: Nước tẩy sàn nhà cực mạnh.
Đặc tính của nước thải dệt nhuộm là gì
Đặc trưng của nước thải chính là ô nhiễm kim loại nặng, do sử dụng các hóa chất nhuộm và tẩy dưới dạng dưới dạng các hợp chất kim loại. Chất pigment chính là một trong những nguồn ô nhiễm kim loại, mà hiện nay được sử dụng phổ biến, có nguồn gốc là hợp chất cơ kim dạng halogen.
Tiếp đến đặc tính thư hai của nước thải này chính là độ dẫn điện cao, hay là tổng chất rắn hòa tan cao, nguyên nhân là do sử dụng các muối tan quá lớn như Nacl, Na2SO4.
Đặc trưng thứ ba đó chính là độ màu, ô nhiễm màu phụ thuộc vào mức độ gắn màu của thuốc nhuộm và sợi dệt.
Phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm
Để xử lý nước thải dệt nhuộm của ngành công nghiệp lâu đời này đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn quy trình xử lý khác nhau, như thế thì mới lọc sạch được nguồn nước thải ô nhiễm này. Sau đây là các công đoạn thực hiện.
Phương pháp cơ học, mục đích là sàng lọc các loại rác thô và tinh để loại bỏ các loại rác thải có kích thước lớn và loại bỏ những chất không hòa tan.
Phương pháp hóa học để trung hòa hoặc oxy hóa chất độc hại trong nước thải bao gồm quá trình khử trùng, oxy hóa bậc cao, keo và tụ bông.
Phương pháp hóa lý có tác dụng kết hợp quá trình keo tụ, tạo bông, lắng,…tùy thuộc vào đặc điểm nước thải và mục đích của việc loại bỏ độ màu, chất hữu cơ hòa tan và kim loại nặng.
Phương pháp sinh học là sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải, để loại bỏ các chất như BOD, COD, quá trình này có thể kết hợp với quá trình kỵ khí và hiếu khí.
Nước thải dệt nhuộm được xử lý bằng phương pháp nào và các đặc tính của nó ra sao, đã được The One Cleantech giải thích chi tiết và cụ thể trong phần nội dung trên, cảm ơn các bạn đã quan tâm và tìm hiểu về bài viết này của chúng tôi.