Vận tải hàng hóa là gì? Các loại vận tải chủ yếu hiện nay

Bài viết đối tác

Ngày nay, nhu cầu mua sắm hàng hóa của mỗi người ngày một tăng lên. Để món hàng có thể đến được tay người tiêu dùng, đằng sau đó là cả một quá trình phức tạp mà không thể không kể đến khâu vận tải hàng hóa. Vậy vận tải hàng hóa gồm những gì? Cùng Top Cargo tìm hiểu xem nhé!

Vận tải hàng hóa là gì?

Vận tải hàng hóa là quá trình hàng hóa được sắp xếp lên các phương tiện vận chuyển, sau đó được phân phối đến các nơi. Quá trình này yêu cầu phương tiện phải đáp ứng đủ các điều kiện bảo quản hàng hóa, nhằm đảm bảo hàng hóa khi đến nơi nhận vẫn ở trạng thái tốt nhất có thể. Vận chuyển hàng hóa được hình thành dựa trên các thỏa thuận ký kết hợp giữa người gửi và người nhận hàng.

Vận chuyển hàng hóa được chia làm nhiều loại như vận chuyển hàng hóa đường biển, vận chuyển hàng hóa đường bộ, vận chuyển hàng hóa đường hàng không, vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa.

>>>>Xem thêm: Tra cứu thông tin tờ khai hải quan 

Các phương thức vận tải hàng hóa

Các phương thức vận chuyển hàng hóa

Vận tải hàng hóa xuất khẩu

Vận tải hàng hóa xuất khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với vận tải trong nước. Khi nói đến xuất khẩu là nói đến các vấn đề thông quan về quốc tế, về xuất cảnh qua biên giới. Vì vậy, khi thực hiện vận tải xuất khẩu hàng hóa, cần làm rất nhiều thủ tục giấy tờ về hải quan để đảm bảo hàng hóa xuất đi là hợp lệ.

Vận tải hàng hóa đường biển

Vận tải hàng hóa bằng đường biển là sự kết hợp giữa phương tiện vận tải và các phương tiện hỗ trợ khác. Để đưa container lên phương tiện vận chuyển sẽ cần các thiết bị, máy móc xếp dỡ hàng hóa lên container và xe cẩu sẽ đưa thùng hàng lên tàu chở hàng. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình này chính là các cảng biển, cảng trung chuyển tàu thuyền.

>>>>Xem thêm: Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam

Ưu điểm của vận tải đường biển

  • Đầu tiên phải kể đến là chi phí vận tải rẻ hơn nhiều so với việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
  • Có thể vận chuyển các thùng hàng, container cồng kềnh với trọng lượng lớn mà không gặp phải nhiều trở ngại.
  • Việc vận chuyển bằng đường biển sẽ ít gặp nhiều trở ngại như khi vận chuyển bằng đường bộ.
  • Vận chuyển bằng đường biển sẽ thuận tiện cho việc đưa hàng hóa đến các vùng quốc gia, lãnh thổ khác.

Hàng hóa tại cảng biển

Hàng hóa tại cảng biển

Vận tải hàng hóa đường hàng không 

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là thực hiện việc vận chuyển hàng hóa thông qua máy bay chuyên dụng hoặc máy bay chuyên chở hành khách (hàng hóa được chứa tại phần bụng của máy bay).

Ưu điểm

  • Vận chuyển hàng nhanh, đảm bảo, an toàn nhất
  • Lợi thế của đường hàng không là không lo các trở ngại về mặt địa hình
  • Di chuyển được đến hầu hết các quốc gia
  • Phí bảo hiểm thấp hơn các loại hình khác

Nhược điểm

  • Chi phí cao nhất so với tất cả các loại hình vận tải còn lại
  • Trọng lượng hàng hóa không lớn

Dựa vào ưu nhược điểm trên, có thể thấy rằng việc vận chuyển bằng đường hàng không sẽ phù hợp với các loại hàng hóa cần thời gian vận chuyển nhanh hoặc các loại hàng xa xỉ khác.

Lưu ý: Khi xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không cần chú ý một số yếu tố sau:

  • Cần chú ý đến trọng lượng hàng hóa. Trọng lượng hàng hóa trong mức quy định vừa và nhỏ, nếu vượt quá sẽ không được vận chuyển, buộc bạn phải chuyển đổi phương tiện vận chuyển đường thủy hoặc đường bộ.
  • Hàng hóa bắt buộc phải có đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan.
  • Hàng hóa phải được đóng gói theo như quy định

>>>>Xem thêm: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Vận tải hàng hóa bằng đường biển

Vận tải hàng hóa bằng đường biển

Vận tải hàng hóa đường bộ 

Vận tải hàng hóa xuất khẩu thường sử dụng các loại xe container chuyên dụng vì sẽ chở được khối lượng hàng hóa lớn. Đối với loại hình đường bộ thì phương tiện sẽ thực hiện thủ tục thông quan và lưu thông qua biên giới sang quốc gia lân cận.

Ưu điểm

  • Có lợi thế về thời gian vận chuyển, nhanh hơn so với đường biển và đường sắt
  • Thời gian, địa điểm giao nhận hàng không bị gò bó, có thể thay đổi linh hoạt
  • Có nhiều lựa chọn phương tiện phù hợp với khối lượng hàng hóa hơn

>>>>Xem thêm: Thông quan hàng hóa là gì? 

Nhược điểm

  • Gặp nhiều trở ngại về giao thông như kẹt xe, có thể phát sinh thêm các khoản phụ phí không mong muốn.
  • Nguy cơ hư hại hàng hóa do tai nạn
  • Trọng lượng hàng hóa không lớn như đường thủy và đường sắt

Bởi vì trong quá trình vận tải hàng hóa có thể gặp rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến hàng hóa, thế nên để giảm thiểu những tổn thất không may xảy ra, doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm hàng hóa. Bảo hiểm hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp hoặc người gửi hàng giảm đi những thiệt hại, rủi ro về hàng hóa.

Như vậy, qua bài viết trên, Top Cargo hy vọng mọi người có thể hiểu rõ hơn về vận tải hàng hóa nói chung, vận tải hàng hóa xuất khẩu nói riêng. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp một cách chính xác nhất nhé!