Cha mẹ ly hôn con ra “rìa” liệu có quá nhẫn tâm?

Xã hội

Hôn nhân không bền vững dẫn đến vợ chồng ly hôn, nhưng hãy tưởng tượng thử xem con cái sẽ ra nếu cha mẹ ly hôn mà không ai muốn nuôi dưỡng. Ly hôn có con nhỏ dường như đã trở nên quá quen thuộc với những cặp vợ chồng trẻ tuổi, bởi những suy nghĩa chưa chín chắn mà vẫn cương quyết tiến tới hôn nhân quá sớm và có con khi chưa đủ điều kiện để nuôi nấng. Ngay bây giờ Luật Vạn Tín sẽ mang đến cho các bạn một tình huống có thật do chị L.B.Hữu đang phải gặp như sau:

“Chào Luật sư, em và chồng cưới nhau vừa hồi tháng 11 năm 2018 nhưng em còn đi học, hiện tại thì vợ chồng em mới sinh được 1 bé trai 1 tuổi. Nhưng vợ chồng em không còn tình cảm với nhau nữa, do chồng em đã có người phụ nữ khác và vợ chồng em đã làm thủ tục ly hôn, chồng em thì không muốn nuôi con bởi anh ấy nghe lời người khác và không thương con, còn em thì còn đi học nên không đủ điều kiện kinh tế. Trong trường hợp như thế này em sẽ phải làm gì đây ạ? Cảm ơn luật sư.”

Ly hôn có con nhỏ và cha mẹ không muốn giành quyền nuôi con
Ly hôn có con nhỏ và cha mẹ không muốn giành quyền nuôi con

Để trả lời thắc mắc của bạn, Luật Vạn Tín sẽ dựa vào những cơ sở pháp lý sau:

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014;
  • Bộ Luật dân sự;
  • Luật nuôi con nuôi 2010.

Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

Căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dụng con sau khi ly hôn cụ thể như sau:

“1. Sau khi đã ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái ở độ tuổi chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hay không còn có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự , những luật khác có liên quan.”

2. Vợ, chồng phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau ly hôn đối với con; trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án quyết định sẽ giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con cái; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì sẽ phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi nấng, giáo dục con hay cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp hơn với lợi ích của con.”

Vì thế, việc chăm nom, giáo dục và nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ chứ không giành riêng cho ai hết. Chính vì thế trách nhiệm này thuộc và cha mẹ mà không dễ dàng trao cho ai.

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn là bắt buộc phải đảm nhận
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn là bắt buộc phải đảm nhận

Vợ chồng đều không muốn nuôi con

Theo tình huống trên, việc vợ chồng không muốn nuôi con khi không đủ điều kiện kinh tế thì tòa án sẽ giải quyết theo 2 trường hợp được quy định rõ ràng đó là ưu tiên cho người giám hộ và thứ hai là tìm gia đình thay thế để nuôi trẻ. Đối với trường hợp đầu tiên đó là ưu tiên giành quyền cho người giám hộ nuôi con theo khoản 4, Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình.

Thứ tự ưu tiên của người giám hộ được quy định theo Điều 52 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Anh ruột là anh cả hay chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ trẻ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ cho trẻ, trừ trường hợp có thỏa thuận giữa anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 1  của Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại sẽ là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử 1 hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định ở khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột hoặc chú ruột, cậu ruột, cô ruột hay dì ruột là người giám hộ.”

Ly hôn có con nhỏ là một biểu hiện thiếu trách nhiệm của các ông bố bà mẹ hiện nay
Ly hôn có con nhỏ là một biểu hiện thiếu trách nhiệm của các ông bố bà mẹ hiện nay

Trường hợp tìm gia đình thay thế để nuôi trẻ, nếu người thân thích không có khả năng nuôi trẻ thì có thể báo ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ thường trú để tìm gia đình nhận nuôi theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 15 Luật nuôi con năm 2010 như sau:

“Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em và thông báo, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong khoảng thời hạn 60 ngày để tìm kiếm người nhận trẻ em làm con nuôi; nếu có người trong nước nhận trẻ làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết. Hết thời hạn thông báo, niêm yết trên, nếu không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng”.

Tóm lại, nếu cha mẹ ly hôn có con nhỏ và không đủ điều kiện kinh tế để nuôi trẻ thì sẽ được giải quyết theo 2 trường hợp đó là giành quyền nuôi con cho người giám hộ hoặc tìm gia đình thay thế để nuôi trẻ theo quy định của pháp luật, nếu không có gia đình nào nhận nuôi thì trẻ sẽ được nuôi dưỡng tại cơ sở ở địa phương.

Chúng ta thấy rằng việc cha mẹ ly hôn ảnh hưởng rất lớn đến con cái sau này, thậm chí những đứa trẻ sẽ cảm thấy tủi thân khi lớn lên, chính vì thế hãy suy nghĩ thấu đáu trước khi hành động bất kỳ vấn đề gì đặc biệt là việc có cho mình một đứa con thân yêu.

Xem thêm: 5 bất lợi nghiêm trọng khi bạn quyết định ngoại tình

Trả lời