Xử lý nước thải

Công nghệ xử lý nước thải y tế bằng màng lọc MBR

Thông tin giáo dục

Nước thải y tế luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật nếu không được xử lý trước khi xả thải ra môi trường. Vậy xử lý nước thải ý tế như thế nào, cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Nước thải y tế là gì?

Nước thải y tế là loại dung dịch được phát sinh trong quá trình sinh hoạt, sản xuất, thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám. Nơi tiếp nhận nguồn nước thải y tế thải vào là vùng nước ven bờ, hệ thống thoát nước

Thành phần chủ yếu có trong nước thải y tế là:

  • Chất hữu cơ, chất dinh dưỡng
  • Chất rắn
  • Vi khuẩn, các vi trùng: Salmonella, virus tiêu hóa, tụ cầu, liên cầu, bại liệt, các loại ký sinh trùng, nấm,…
  • Những mầm bệnh ủ sinh học khác trong máu: mủ, dịch tiết, phân và nước tiểu của bệnh nhân, người bệnh
  • Những loại hóa chất độc hại từ các thuốc điều trị, chất phóng xạ

Trong đó thành phần gây ô nhiễm nhiều nhất là: PH, SS, BOD, COD, Coliform

Nước thải y tế hiện nay được xếp vào là nước thải nguy hại nhất hiện nay vì nó chứa nhiều thành phần cũng như nguồn lây nhiễm cao cho con người chính vì thế mà cần có quy trình, phương pháp xử lý hiệu quả, nghiêm ngặt quá trình xử lý nước thải y tế.

Quy trình xử lý nước thải y tế hiện nay

Nước thải được chia ra làm 4 nhóm chính bao gồm:

  • Nước mưa
  • Nước thải trong sinh hoạt hằng ngày của con người
  • Nước thải khám và điều trị từ các phòng khám
  • Nước thải nấu nướng từ nhà bếp

Do mỗi loại nước thải đều có những mức độ nguy hại khác nhau chính vì thế mà quy trình xử lý nước thải cũng có sự khác biệt :Quy trình xử lý nước thải

Phương pháp xử lý nước thải y tế hiệu quả, an toàn

Để xử lý nước thải y tế triệt để cần có những phương pháp hệ thống xử lý phù hợp hiệu quả, dưới đây là 5 phương pháp xử lý nước thải y tế hiệu quả nhất hiện nay.

  • Xử lý nước thải y tế qua công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
  • Xử lý nước thải theo nguyên tắc công nghệ AAO
  • Xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
  • Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp bãi lọc trồng cây
  • Xử lý nước thải y tế bằng hồ sinh học ổn định

Công nghệ xử lý nước thải

Công nghệ sử dụng màng lọc MBR cho xử lý nước thải y tế

Công nghệ MBR là công nghệ xử lý nước thải mới kết hợp giữa vi sinh xử lý nước thải và màng lọc.

Về cấu tạo của màng lọc MBR gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại giống như một tấm lọc với các lỗ lọc siêu nhỏ mà vi sinh không thể nào xuyên qua được. Các đơn vị của màng lọc MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn và được đặt vào các bể để xử lý.

Công nghệ xử dụng màn lọc MBR

Cơ chế hoạt động của màng MBR:

Tại bể sinh học sẽ được gắn các tấm màng lọc MBR, có cấp khí để cho vi sinh vật phát triển và phân hủy hết các chất thải ô nhiễm trong nước thải. Sau đó nước trong bể sẽ được hút qua màng MBR. Các Vi sinh vật gây bệnh, các chất ô nhiễm, bùn hoạt tính sẽ hoàn toàn bị dính lại tại bề mặt màng. Và khi nước sạch thì mới qua được lớp màng và tiếp tục di chuyển

Ưu điểm của màng lọc MBR:

  • Giúp tăng hiệu quả sinh học 10-30%
  • Chi phí cho vận hành với quản lý thấp
  • Thời gian để quá trình lưu nước ngắn (HRT:Hydraulic Residence Times (6h))
  • Thời gian để quá trình lưu bùn dài (SRT: Sludge Residence Times )
  • Bùn hoạt tính tăng 2-3 lần
  • Quy trình điều khiển tự động
  • Diện tích lắp đặt nhỏ và hệ thống được lắp đặt chìm
  • Loại bỏ tất cả vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước cực nhỏ như vi khuẩn Coliform, vi khuẩn E-Coli.
  • Vận hành và bảo trì dễ dàng.
  • Hệ thống có thể di dời một cách dễ dàng, nhanh chóng thuận tiện, khi cần bố trí lại hay muốn dời cơ sở đi nơi khác
  • Khi muốn mở rộng quy mô, tăng công suất thì có thể lắp nối thêm các module hợp khối dễ dàng mà không cần phải thay thiết bị thay thế hay tháo dỡ ra.
  • Các module kín nên tạo mỹ quan đẹp, không phát sinh những mùi hôi gây khó chịu Cho khu vực xung quanh đó.

Công nghệ xử lý nước thải hiện nay đang được nhiều nơi tiến hành lắp đặt để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước hay bốc mùi hôi xung quanh nơi bạn ở thì hãy lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.