Thuế nhà thầu là một trong những loại thuế khá khó và cần độ tỉ mỉ rất cao, không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn với cả các cán bộ không liên quan đến loại thuế này.
Nhằm giúp các bạn hiểu sâu hơn về loại thuế này, bài viết dưới sẽ chia sẻ tất tần tật về cách hạch toán thuế nhà thầu cho các bạn nhé.
Contents
- 1 Vậy thuế nhà thầu là gì?
- 2 Phương pháp tính thuế nhà thầu
- 3 Trường hợp hợp đồng chưa bao gồm thuế (NET)
- 4 Trường hợp hợp đồng đã bao gồm thuế (GROSS)
- 5 Trường hợp hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (Giá trị gia tăng)
- 6 Cách hạch toán thuế nhà thầu
- 7 Hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (Thuế TNCN mà nhà thầu phải chịu)
- 8 Cách hạch toán chi phí của công nhân thuê ngoài
- 9 Tổng kết:
Vậy thuế nhà thầu là gì?
Thuế nhà thầu là các loại thuế được áp dụng với các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc là có thu nhập tại Việt Nam.
Thuế nhà thầu cũng áp dụng với những đối tượng riêng và có cách tính riêng biệt. Trên thực tế thuế nhà thầu bao gồm các sắc thuế là thuế GTGT và thuế TNCN. Hoặc thuế TNCN áp dụng với những đối tượng cá nhân nước ngoài điều tiết, đánh vào khoản thu.
Đó là các khoản thu của các cá nhân, tổ chức nước ngoài có kinh doanh và phát sinh thu nhập tại lãnh thổ quốc gia Việt Nam.
Thông qua, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nước, các cá nhân, tổ chức kinh doanh nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam được gọi là thuế nhà thầu.
Phương pháp tính thuế nhà thầu
Doanh thu tính thuế GTGT (Giá trị gia tăng) là doanh thu bao gồm tất cả các loại thuế
Doanh thu tính thuế TNCN (Thu nhập cá nhân) là doanh thu đã bao gồm tất cả các loại thuế trừ thuế GTGT.
Trường hợp hợp đồng chưa bao gồm thuế (NET)
Doanh thu tính thuế TNCN (Thu nhập cá nhân) = giá trị hợp đồng/(1- tỷ lệ thuế TNCN).
Doanh thu tính thuế GTGT (Giá trị gia tăng) = doanh thu tính thuế TNCN/(1- tỷ lệ tính thuế GTGT trên doanh thu)
Thuế GTGT (Giá trị gia tăng) = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thuế TNDN (Thu nhập cá nhân) = Doanh thu tính thuế TNDN x tỷ lệ thuế TNDN
Trường hợp hợp đồng đã bao gồm thuế (GROSS)
Thuế GTGT (Giá trị gia tăng) = Giá trị hợp đồng x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu
Thuế TNDN (Thu nhập cá nhân) = (Giá trị hợp đồng – thuế GTGT) x tỷ lệ thuế TNDN
Trường hợp hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (Giá trị gia tăng)
Thuế TNDN (Thu nhập cá nhân) = Giá trị hợp đồng x tỷ lệ thuế TNDN.
Doanh thu tính thuế GTGT (Giá trị gia tăng) = Giá trị hợp đồng /(1 – tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu).
Thuế GTGT (Giá trị gia tăng) = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.
Cách hạch toán thuế nhà thầu
Với hợp đồng là NET
Hạch toán nợ phải trả của nhà thầu nước ngoài:
- Nợ TK 627, 642: Giá trị hợp đồng
- Có TK 331: Giá trị hợp đồng
Hạch toán thuế GTGT (Giá trị gia tăng) và thuế TNDN (Thu nhập cá nhân):
- Nợ TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
- Nợ TK 627, 642: Thuế TNDN
- Có TK 3338
Nộp thuế:
- Nợ TK 3338
- Có TK 111, 112
Với hợp đồng là GROSS
Hạch toán công nợ và thuế:
- Nợ TK 627, 642
- Nợ TK 811 (Thuế TNDN)
- Nợ TK 133 (Thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ)
- Có TK 331
- Có TK 3338
Nộp thuế:
- Nợ TK 3338
- Có TK 112
Hợp đồng chưa bao gồm thuế GTGT (Thuế TNCN mà nhà thầu phải chịu)
Hạch toán công nợ và thuế:
- Nợ TK 627, 642
- Nợ TK 811 (Thuế TNDN)
- Nợ TK 133 (Thuế giá trị gia tăng đã được khấu trừ)
- Có TK 331
- Có TK 3338
Nộp thuế:
- Nợ TK 3338
- Có TK 111, 112
Cách hạch toán chi phí của công nhân thuê ngoài
Bộ hồ sơ của các nhân công thuê ngoài:
Căn cứ vào luật doanh nghiệp 2020 và luật lao động, thì bộ hồ sơ nhân công bao gồm những giấy tờ sau:
- Hợp đồng giao khoán công việc
(Mẫu số 08 – LĐTL theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC)
- Giấy phép hành nghề và có chứng nhận, giấy phép đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, biên bản xác nhận công việc đã hoàn thành.
- Bản kê khai đã mua hàng hóa theo mẫu số 01/TNDN
(Phải ghi rõ số tiền đã chi trả cho hoa hồng môi giới theo hợp đồng môi giới)
- Giấy tờ khấu trừ thuế TNCN trước khi phải trả tiền cho cá nhân
- Chứng từ chi tiền, phải ghi rõ số lượng, giá trị và ngày tháng địa chỉ, CMND của người cung cấp dịch vụ và chữ ký của 2 bên.
Phương pháp tính hạch toán chi phí của nhân công
- Nợ TK 642, 154, 627
- Có TK 111, 112
Tổng kết:
Thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được một phần nào về thuế nhà thầu rồi có đúng không. Nó cũng không quá phức tạp mà cũng không quá dễ để đoán. Chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về những loại thuế, để khi làm việc và kinh doanh sẽ không vấp phải những sai lầm, làm đúng theo quy định pháp luật đã đề ra.
Xem thêm bài viết khác: