Lễ hội búp bê Nhật Bản bắt đầu vào ngày thứ ba của tháng 3 hằng năm. Trong ngày này, người Nhật thường trưng bày búp bê Hina Matsuri để cầu may mắn, điều tốt lành cho các bé gái. Để hiểu hơn về lễ hội búp bê, bạn hãy cùng VJ Links – Du lịch Việt Nhật tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Contents
Nguồn gốc của lễ hội búp bê Nhật Bản: Hina Matsuri
Truyền thống của lễ hội này bắt nguồn từ tập tục cổ xưa – Thời kỳ Heian (794 – 1185). Kể rằng, vào ngày diễn ra lễ hội, người Nhật họ tin rằng những con búp bê có thể xua đuổi những linh hồn xấu. Cho nên họ đã làm ra những con búp bê bằng rơm rồi thả xuống sông với mong muốn cầu mong cho những điều không tốt tránh xa những đứa bé.
Ngày nay, Hinamatsuri trở thành dịp cho cả gia đình sum vầy với nhau, ra ngoài tận hưởng khí trời mùa xuân mới sắp về. Ngoài ra, Hinamatsuri còn được xem là ngày cầu phúc, đem may mắn và sức khỏe đến với các bé gái trong nhà.
Đây cũng xem là một trong số rất hiếm hoi những ngày trong năm mà các bé gái ở xứ sở Phù Tang tận hưởng được bữa tiệc dành cho mình.
Búp bê Hina là gì?
Từ “Hinamatsuri’’ trong tiếng Nhật có nghĩa là búp bê nhỏ. Là một loại búp bê đặc biệt có vẻ ngoài rất xinh đẹp, còn là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần. Búp bê Hina là loại búp bê quý giá và đắt tiền, hay được các cô gái khi vừa mới lập gia đình mang theo về nhà chồng xem như là một vật phù hộ may mắn.
Phân loại của búp bê Hina
Búp bê Hina được chia thành 2 loại, Kimekomi và Ishochaku.
Kimekomi là loại búp bê Hina được nghệ nhân chạm khắc từ gỗ của cây liễu. Sau đó sẽ trang trí những mảnh trang phục lên để tạo điểm nhấn.
Ishochaku cũng được chế tác tương tự như Kimekomi, nhưng trang phục được làm riêng. Sau khi hoàn thành phần thân thì trang phục mới được mặc vào. Do đó, búp bê Ishochaku có nét đặc trưng riêng. Những con búp bê này được làm rất cầu kỳ, tỉ mỉ và tinh xảo dưới đôi tay nghệ nhân lành nghề.
Lễ hội búp bê Nhật Bản – Hina Matsuri được sắp xếp như thế nào?
Kệ búp bê đầy đủ nhất được phân thành 5 – 7 tầng và bao gồm 15 búp bê Hina được trưng bày trên một tấm nhung đỏ. Trong đó, có hai búp bê tượng trưng cho vua và hoàng hậu được sắp xếp ở trên cùng. Thứ tự sắp xếp các búp bê còn lại từ trên xuống như sau:
- Tầng đầu tiên: Đặt búp bê vua (bên trái) và hoàng hậu (bên phải). Trên tầng này thường được trang trí Byoku – bức bình phong và 2 Bonbori – cây đèn. Ngoài ra, vị trí này còn có 2 bình cắm hoa anh đào và 2 kệ đựng mochi.
- Tầng thứ hai: Được sắp xếp đặt 3 búp bê Hina hầu rượu cho vua và hoàng hậu. Ở giữa nhưng búp bê này là 2 Takatsuki – một loại kệ đứng đựng bánh Maru-mochi.
- Tầng thứ ba: Là 5 búp bê Hina nam, bao gồm 3 người chơi trống, 1 người thổi sáo và 1 ca sĩ.
- Tầng thứ tư: Vị trí đặt hai đại thần, một lớn tuổi và một trẻ tuổi.
- Tầng thứ năm: Đặt 3 búp bê hội vệ để hầu vua và hoàng hậu khi ra ngoài.
- Tầng thứ sáu và bảy: Thường được trang trí Goshoguruma – cỗ xe cung đình, kiệu và hộp đựng thức ăn.
Các hoạt động, tập tục trong ngày lễ búp bê Nhật Bản
Ở Nhật Bản, búp bê không chỉ là món đồ chơi đơn thuần mà nó mang nhiều giá trị tâm linh sâu sắc. Nếu ngày xưa khi tới dịp lễ này, các gia đình quý tộc sẽ thả những con búp bê được làm bằng giấy và cây để thả trôi trên sông. Thì ngày nay cũng vậy, các em gái cùng với gia đình của mình vẫn còn giữ nếp văn hoá đó cho đến hiện nay nhằm mục đích cầu nguyện con cái mình luôn khỏe mạnh và bình an.
Đối với các bé gái, ngày lễ hội búp bê Nhật Bản là dịp mà để các em họp mặt bạn bè cùng rủ nhau trang trí các món ăn và dành thời gian chia sẻ bộ sưu tập của mình. Đặc trưng nhất là cùng ăn những món ăn truyền thống tốt cho sức khoẻ như xôi đỗ – Sekihan, bánh dày Hishi – Mochi, rượu ngọt Shirozake và các loại bánh khác đầy màu sắc.
Lời kết
Lễ hội búp bê Nhật Bản Hina Matsuri đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của “xứ sở Phù Tang”. Hầu hết bé gái từ khi mới sinh đã được ba mẹ chuẩn bị một bộ búp bê Hina để trưng bày trong ngày này. Nếu bạn muốn trải nghiệm văn hóa Nhật bản thì hãy liên hệ với Du lịch Việt Nhật để được tư vấn chi tiết.