Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp. Vậy mô hình quản trị nguồn nhân lực là gì? Có những loại mô hình phổ biến nào? Tất cả sẽ được fast.com.vn làm rõ qua bài viết này.
Contents
Thế nào là mô hình quản trị nguồn nhân lực?
Mô hình quản trị nguồn nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tổ chức, quản lý, duy trì đội ngũ nhân viên đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu về mặt số lượng và chất lượng. Dựa vào kế hoạch và mục tiêu ở từng giai đoạn cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện sa thải, tuyển dụng hay đào tạo nguồn nhân lực để tối ưu hóa nguồn lực hiện tại của công ty.
Tầm quan trọng của mô hình quản trị nguồn nhân lực
Xây dựng một mô hình quản lý nhân sự hiệu quả là đánh dấu bước đầu thành công của một doanh nghiệp. Cụ thể một mô hình nhân lực sẽ mang lại những lợi ích như sau:
- Dễ dàng thu hút nhân tài: Mô hình quản trị nhân lực là yếu tố quan trọng trong việc tuyển dụng nhân sự của công ty. Với những tổ chức có chính sách hỗ trợ nhân sự tốt sẽ dễ dàng hấp dẫn người giỏi đến tìm việc hơn. Nếu công ty có mô hình quản trị tốt thì nhân tài sẽ tự tìm đến.
- Duy trì nguồn nhân lực giỏi: Mô hình quản trị nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ chân những nhân viên giỏi, tăng số lượng nhân viên giúp cho hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách hiệu quả theo đúng kế hoạch.
- Tối đa hiệu quả sử dụng nhân lực: Một trong những vai trò quan trọng của mô hình quản trị nguồn nhân lực là giúp nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng nhân viên. Từ đó giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng nhân sự và tiến hành phân công việc đúng với năng lực của từng người.
Đọc thêm: Phần mềm kế toán miễn phí tốt nhất dành cho đào tạo
Các mô hình quản trị nguồn nhân lực phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại mô hình quản lý nhân sự. Tùy theo quy mô, mục đích, lĩnh vực hoạt động của từng doanh nghiệp mà lựa chọn những mô hình khác nhau. Sau đây, fast.com.vn sẽ liệt kê cho bạn các hình thức quản trị nhân lực hiệu quả nhất mà doanh nghiệp có thể cân nhắc và lựa chọn:
Mô hình quản lý nhân lực Maslow
Tháp nhu cầu Maslow là mô hình phổ biến được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau từ marketing, nhân sự,… Đối với mô hình quản trị nhân sự cũng được các doanh nghiệp ứng dụng triệt để trong việc xác định nhu cầu của người lao động. Cấu trúc tháp nhu cầu Maslow được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
- Nhu cầu sinh học: Bao gồm thức ăn, thức uống, nơi ở, các nhu cầu về sinh lý,… Đây được xem là yếu tố đầu tiên bắt buộc cần phải đáp ứng để con người có thể duy trì sự sống.
- Nhu cầu an toàn: Sau khi đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản để tồn tại con người sẽ hướng tới sự an toàn cho bản thân. Nhu cầu an toàn phản ánh mong muốn được sống và làm việc trong một môi trường an toàn, lành mạnh, cảm thấy an tâm về gia đình, tiền bạc, tài sản của mình.
- Nhu cầu xã hội: Đây là nhu cầu hướng về yếu tố tinh thần nhiều hơn. Bất kỳ ai cũng luôn muốn mình hòa nhập vào các mối quan hệ xã hội như công việc, tình bạn, tình yêu,…
- Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu này phản ánh con người luôn muốn được thừa nhận, được quý trọng ở mọi nơi dù trong bất kỳ tổ chức nào. Tương tự trong công việc, nhân viên luôn muốn người khác tôn trọng và công nhận công sức của mình đã bỏ ra.
- Nhu cầu tự thể hiện bản thân: Được chứng tỏ bản thân mình là nhu cầu cao nhất trong tháp Maslow. Con người luôn mong muốn được chứng minh khả năng của bản thân, sáng tạo, muốn được mọi người nhìn thấy và công nhận.
Để ứng dụng tháp Maslow vào mô hình quản lý nhân sự, nhà quản trị cần nhận ra và phân loại các nhu cầu để đáp kịp thời đáp ứng. Để nhân viên có thể cống hiến và làm việc hiệu quả cho công ty, doanh nghiệp cần giải quyết các nhu cầu cơ bản như chế độ lương, thưởng, phúc lợi,… Sau đó sẽ là các nhu cầu ở mức cao hơn như sự tôn trọng, tự do sáng tạo, nêu ra những ý kiến cá nhân,…
Quản trị nhân lực theo thuyết X-Y
McGregor đã nghiên cứu hành vi của con người và chỉ ra những quan điểm hoàn toàn trái ngược về quản lý nhân sự trong một tổ chức. Mô hình quản lý nhân sự theo thuyết X-Y được mô tả như sau:
- Thuyết X: Con người không muốn làm việc và sẽ trốn tránh nếu có thể. Vì vậy họ thích bị cấp trên kiểm soát bởi khi bị quản lý chặt chẽ nhân viên sẽ làm việc tốt và tập trung hơn. Thuyết này cũng chỉ ra đặc điểm cơ bản của con người là luôn muốn an phận, không muốn cố gắng để đạt vị trí cao hơn. Chính vì thế, nhà quản trị cần có các chính sách, quy định về hình phạt cụ thể khi không hoàn thành công việc nếu muốn quản lý nhân viên của mình theo thuyết X.
- Thuyết Y: Không phải lúc nào biện pháp quản lý nhân viên bằng cách tiêu cực cũng là tốt nhất. Thuyết Y nêu lên nhận định không phải người lao động không thích làm việc và họ cũng có thể cố gắng nếu công việc đó mang lại lợi ích mà họ đang cần. Vì vậy trong điều kiện nhà quản lý có những đáp ứng về vật chất và tạo điều kiện về tinh thần thì nhân viên sẽ tự động làm việc hiệu quả.
Mô hình quản lý nhân sự kiểu Nhật (Thuyết Z)
Học thuyết này chú trọng đến việc tăng thêm sự trung thành cho nhân viên bằng cách tạo động lực trong và ngoài giờ làm việc. Thuyết Z sẽ phân chia mô hình quản lý theo cấp trên, cấp cơ sở và cấp trung. Đặc điểm chung của học thuyết này là tạo mọi cơ hội khuyến khích nhân viên nói lên quan điểm và suy nghĩ của mình, lấy quan điểm của nhân viên làm chủ chốt để cấp trên đưa ra quyết định.
Tìm hiểu ngay: Top 5 phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay
Mô hình quản lý nhân lực GROW
Mô hình GROW là mô hình đơn giản thường áp dụng để huấn luyện nhân viên. GROW bao gồm các yếu tố: Goal (mục tiêu) – Reality (tình hình thực tế) – Options (lựa chọn) – Will (sẵn sàng). Mô hình này được tiến hành như sau:
-
- Thiết lập mục tiêu: Các nhà quản trị nên thảo luận với các nhân viên cấp dưới của mình đề ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để tối ưu hóa đạt kết quả cuối cùng. Khi xây dựng kế hoạch bạn cần phải xác định rõ các mục tiêu theo tiêu chuẩn SMART: cụ thể, tính toán được, trong khả năng, thực tế và có thời hạn.
- Đánh giá tình hình thực tế công việc: Cấp trên có nhiệm vụ quan sát và tìm hiểu tình hình công việc hiện tại, những trở ngại mà nhân viên của mình đang phải đối mặt là gì? Từ đó nhà quản lý có thể đánh giá tình hình nhân sự của mình theo cách khách quan nhất.
- Tìm kiếm giải pháp: Khi đã hiểu rõ hơn về tình hình nhân sự hiện tại, nhà quản trị sẽ bàn bạc với nhân viên đề xuất danh sách biện pháp để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, các cấp trên nên tạo động lực để nhân viên có thể nêu ra ý kiến của mình. Với mô hình GROW các nhà quản trị sẽ là người đứng bên cạnh thôi thúc, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển chứ không phải áp đặt suy nghĩ của mình lên họ.
- Ý chí sẵn sàng: Nếu là một nhà quản lý bạn cần lập kế hoạch về hướng đi cụ thể, tạo động lực làm việc cho nhân viên của mình. Đồng thời có những phương án dự phòng để có thể linh hoạt trong mọi tình huống.
Mô hình quản lý nhân sự theo chiều ngang (theo chức năng)
Mô hình quản lý theo chức năng được dùng phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, mô hình nhân sự sẽ được phân chia thành các phòng ban với những chức năng riêng và được quản lý độc lập.
Như vậy fast.com.vn đã giới thiệu các mô hình quản trị nguồn nhân lực đang được sử dụng phổ biến. Là chủ của một doanh nghiệp bạn cần phải cân nhắc đến tình tình công ty, quy mô để lựa chọn mô hình phù hợp.