Hiện nay, có rất nhiều vị trí Tổ trưởng Sản xuất đang được các doanh nghiệp tuyển dụng. Với mức lương dao động từ 8-12 triệu đồng/1 tháng cùng với nhiều đãi ngộ hấp dẫn, Tổ trưởng Sản xuất đang là ngành nghề có sức hút với nhiều cá nhân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tổ trưởng sản xuất cũng như những nguyên tắc quan trọng giúp tổ trưởng sản xuất quản lý công nhân hiệu quả hơn.
Contents
Tổ trưởng sản xuất là gì?
Tổ trưởng sản xuất là người đứng đầu của một tổ sản xuất trong công xưởng, có nhiệm vụ giám sát, quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động diễn ra trong tổ sản xuất đó.
Để đạt được hiệu suất cao nhất trong công việc, tổ trưởng sản xuất phải là người vừa có kiến thức chuyên môn vững vàng, vừa có kỹ năng quản lý tốt.
Công việc của một Tổ trưởng sản xuất bao gồm:
Nhiệm vụ chính | Công việc cụ thể |
Quản lý, điều hành hoạt động sản xuất | Chịu trách nhiệm trước Quản đốc xưởng về việc tổ chức thực hiện kế hoạch.
Thường xuyên cập nhật kế hoạch sản xuất. Nhận bàn giao, phổ biến và phân công công việc cho công nhân. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công nhân nhằm đảm bảo đáp ứng đúng tiến độ, yêu cầu sản xuất. Giám sát việc sử dụng nguyên liệu của công nhân để hạn chế đến mức thấp nhất việc tiêu hao nguyên hiệu trong sản xuất. Thực hiện việc ghi chép nhật ký vận hành của tổ sản xuất. |
Giải quyết sự cố, tình huống phát sinh | Kịp thời phát hiện và xử lý ngay những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, đe dọa đến sự an toàn của công nhân và các trang thiết bị.
Giải quyết công bằng những mâu thuẫn xảy ra giữa các công nhân trong quá trình sản xuất, đảm bảo công nhân cảm thấy được được tôn trọng và chuyên tâm hoàn thành công việc. |
Tuyển dụng, đào tạo | Phối hợp với bộ phận tuyển dụng chọn nhân viên đáp ứng được yêu cầu công việc.
Tổ chức huấn luyện quy trình, tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên mới; bồi dưỡng, nâng cao tay nghề – trình độ cho công nhân. |
Quản lý công cụ, trang thiết bị trong tổ sản xuất | Kiểm tra, đảm bảo các trang thiết bị sẵn sàng hoạt động.
Ghi nhận các thông tin hư hỏng và liên lạc với bộ phận kỹ thuật xử lý kịp thời. Định kỳ phối hợp với bộ phận kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị. |
Là một tổ trưởng của đội sản xuất không bao giờ là điều dễ dàng. Ngoài quản lý, điều hành hoạt động sản xuất và kiểm soát công cụ, trang thiết bị, tổ trưởng sản xuất còn phải quản lý nguồn nhân lực một cách công bằng và hiệu quả để tối ưu năng suất làm việc của họ.
Dưới đây là một vài nguyên tắc vàng giúp quản lý công nhân hiệu quả dành cho tổ trưởng sản xuất:
1. Hãy là một tấm gương tốt
Không phải vì bạn là “sếp” mà bạn có thể “chỉ tay năm ngón” và thư giãn. Để nhân viên tâm phục khẩu phục, hãy là người gương mẫu thực hiện đúng những nguyên tắc của phân xưởng. Bạn phải làm việc như những đồng đội của bạn.
Về vấn đề thời gian, hãy chắc chắn là bạn luôn đúng giờ. Nếu bạn là một người luôn đúng giờ và chăm chỉ trong công việc, đó sẽ là một tấm gương sáng để cấp dưới của bạn noi theo.
2. Nắm được chính xác số lượng công nhân thuộc bộ phận quản lý
Trong quá trình làm việc, số lượng công nhân dưới quyền của bạn có thể thay đổi do sự điều chuyển công việc hay do người lao động nghỉ việc.
Do đó, bạn cần nắm được chính xác số lượng công nhân làm trong từng hạng mục thuộc bộ phận quản lý của bạn thường xuyên để phân bổ khối lượng công việc phù hợp. Cần tránh trường hợp phân công khối lượng công việc không đồng đều gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hoàn thành kế hoạch.
3. Thúc đẩy những thành viên trong tổ
Việc kiểm soát số lượng công nhân là chưa đủ, bạn cần phải nắm được chất lượng công việc của họ. Hiện nay, có rất nhiều nhà máy, doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc kiểm soát thời gian và chất lượng công việc của mỗi công nhân với việc áp dụng các chỉ tiêu định mức theo thời gian hay theo sản lượng.
Đây là việc làm nhằm mục đích tránh được sự lãng phí thời gian, lãng phí sức lực, tránh tổn thất hiệu quả của xí nghiệp, công trình. Người quản lý phải là người kiểm soát được tình trạng làm việc của công nhân bao gồm thời gian và năng suất công việc của họ và đốc thúc tiến trình để kế hoạch được thực hiện đúng thời hạn. Điều này mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.
4. Có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hợp lý, linh hoạt
Có chế độ thưởng phạt hợp lý cho đội ngũ công nhân là điều không thể thiếu trong hoạt động của công xưởng. Để động viên tinh thần làm việc của nhân viên thì cần phải có những chính sách khen thưởng xứng đáng với cá nhân hoàn thành tốt công việc, đề xuất những ý tưởng hay,… Việc đưa ra một định mức phần thưởng và hình phạt chính là tiêu chí, động lực khiến họ cố gắng hơn, nỗ lực nhiều hơn trong việc nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hay cá nhân có nhu cầu tham gia khóa đào tạo tổ trưởng sản xuất hãy chọn Trường Đào Tạo Nghiệp Vụ và Kỹ Thuật MTC. Trường đào tạo MTC tự hào sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, từng đảm nhiệm nhiều vị trí tương đương trong nhiều doanh nghiệp từ nhà nước đến tư nhân, công ty đa quốc gia, sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, giúp bạn đúc rút ra những bài học quý báu, có thể áp dụng vào thực tiễn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN MTC
Địa chỉ: 643 Điện Biên Phủ, Phường 1, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0932 001 777 – 09 28 28 93 87
Email: tuvandaotao@mtc.edu.vn
Điện thoại: (028) 7102 1218 – 7102 1219
Website: mtc.edu.vn