Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam

Thủ Tục Thành Lập Công Ty Vốn Nước Ngoài Năm 2022

Dịch Vụ Thông tin pháp luật

Hiện nay, Việt Nam đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc thành lập công ty vốn nước ngoài cũng dần trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam. Vậy công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì? Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài ra sao? Hãy cùng LHC tìm hiểu thật kỹ thông qua bài viết dưới đây!

Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Đầu tư 2005: 

“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, nhập khẩu và mua lại”.

Luật Đầu tư 2020 cũng có quy định tại Khoản 17 Điều 3 như sau: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản: Công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam là công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, không phụ thuộc vào tỷ lệ vốn. 

Hồ sơ thành lập công ty vốn nước ngoài gồm những gì?

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 2 nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn luật đầu tư 2020, hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm các giấy tờ, tài liệu:

Đối với nhà đầu tư là cá nhân

  • Bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực;
  • Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính, chẳng hạn: Văn bản xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tương ứng số tiền đầu tư vào Việt Nam; báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;…
  • Vốn dự kiến đầu tư vào Công ty Việt Nam.
  • Dự kiến tên công ty; ngành, nghề kinh doanh của công ty nước ngoài.
  • Thông tin về dự án đầu tư, bao gồm: nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện dự án,… 
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài bao gồm?
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài bao gồm?

Đối với nhà đầu là công ty/tổ chức

  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thành lập, Quyết định thành lập hoặc các tài liệu có giá trị pháp lý tương đương.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính, chẳng hạn: Văn bản xác nhận số dư tài khoản ngân hàng tương ứng số tiền đầu tư vào Việt Nam; báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;…
  • Điều lệ hoạt động của công ty mẹ bên nước ngoài.
  • Vốn dự kiến đầu tư vào Công ty Việt Nam.
  • Dự kiến đặt tên công ty; ngành, nghề kinh doanh của công ty nước ngoài.
  • Hợp đồng thuê địa chỉ trụ sở.
  • Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật – Giám đốc của công ty tại Việt Nam.
  • Thông tin về dự án đầu tư, bao gồm: nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện dự án,… 
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

=> Tham khảo thêm bài viết về thu tuc thanh lap cong ty được cập nhật mới nhất hiện nay.

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự các bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Nhà đầu tư nước ngoài trước khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải tiến hành đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước đầu cần thực hiện là chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm đầy đủ các giấy tờ hợp lệ (Nội dung này chúng tôi đã đề cập ở phần trên). Tiếp đến trong quy trình đó chính là nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Có 2 hình thức nộp hồ sơ như sau:

Cách 1: Tiến hành kê khai trực tuyến các thông tin về dự án lên “Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài”. Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến.

Ngay sau đó, nhà đầu tư sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để dễ dàng theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư ngay trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.

Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cơ quan đăng ký

Nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi công ty FDI được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Sơ thảo Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bản sao giấy tờ chứng thực: CMND/CCCD/Hộ chiếu.
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức.
  • Văn bản ủy quyền, giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư tiến hành nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Trong vòng 7 ngày làm việc, cơ quan đăng ký sẽ xem xét tính hợp lệ của bộ hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bước 4: Các thủ tục sau khi thành lập

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các thủ tục bao gồm:

  • Khắc dấu doanh nghiệp.
  • Mở tài khoản ngân hàng.
  • Kê khai thuế ban đầu.
  • Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử.
  • Mở tài khoản vốn và tiến hành góp vốn.

Lời kết

Thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam đang là giải pháp được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn để thâm nhập thị trường Việt. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ các quy định, vấn đề pháp lý liên quan, nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất dễ mắc phải những sai sót. Truy cập vào https://longhau.com.vn/ để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!