Quy trình thực hiện của dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền gồm những bước nào? Bạn đã biết thương hiệu mình thuộc loại nhãn hiệu nào để thực hiện đúng quy trình chưa? Hãy xem ngay bài viết để biết quy trình chuẩn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhé!
Contents
Nhãn hiệu hàng hóa là gì?
Nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa là dấu hiệu giúp phân biệt giữa các loại hàng hóa, dịch vụ cùng một loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Hình thức của nhãn hiệu hàng hóa ở đây có thể là:
- Chữ có thể phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, được thể hiện dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ cách điệu.
- Hình vẽ hoặc ảnh chụp.
- Kết hợp giữa hình vẽ và ảnh chụp.
Có những loại nhãn hiệu nào?
Dựa theo loại hình doanh nghiệp và cách thức hoạt động có thể chia thành 4 loại nhãn hiệu sau:
Nhãn hiệu tập thể
Theo khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu tập thể dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên thuộc tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác, không phải là thành viên của tổ chức đó.
Cần lưu ý với nhãn hiệu tập thể, nhiều chủ thể có quyền sử dụng nhãn hiệu này nhưng khi nhãn hiệu được sử dụng dưới danh xưng tập thể thì nó chỉ được xem là nhãn hiệu bình thường (tập thể được quy về một chủ thể sử dụng).
Nhãn hiệu chứng nhận
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức đó với mục đích chứng nhận đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Chẳng hạn chứng nhận USDA Organic được công nhận trên toàn thế giới là loại nhãn hiệu chứng nhận.
Nhãn hiệu liên kết
Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, giống hệt hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ tương tự hoặc cùng loại hoặc có liên quan đến nhau. Để được gọi là nhãn hiệu liên kết cần thỏa mãn 3 yếu tố:
- Được cùng một chủ thể đăng ký (1 hãng, 1 doanh nghiệp)
- Các tính năng cơ bản của sản phẩm gần giống nhau
- Cùng nằm trong chuỗi hoặc dòng sản phẩm.
Chẳng hạn Apple ra mắt Iphone với các dòng iphone 7, iphone 8, iphone X… được xem là nhãn hiệu liên kết.
Nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đã có độ nhận diện và phạm vi nhận biết rộng trong cộng đồng.
Quy trình dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền
Giai đoạn 1: Tra cứu về nhãn hiệu hàng hóa
Trước khi làm hồ sơ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền, chủ sở hữu thương hiệu nên tiến hành tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu này nhằm 2 mục đích chính:
- Xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu mình và xem các các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan sở hữu trí tuệ hay chưa? Sau khi tra cứu chủ thương hiệu có thể cân nhắc việc nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu.
- Xác định tỷ lệ khả năng được cấp văn bằng của thương hiệu mình. Nếu tỷ lệ khả thi không cao, chủ sở hữu nên cân nhắc sửa đổi nhãn hiệu hàng hóa để tăng khả năng được cấp bảo hộ độc quyền.
Việc tra cứu kỹ càng giúp chủ sở hữu không mất thời gian chờ đợi vô ích nếu nộp hồ sơ thẩm định không khả thi.
Giai đoạn 2: Nộp hồ sơ đăng ký và theo dõi quá trình tại Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi đã tra cứu kỹ càng về nhãn hiệu hàng hóa, nếu tính khả thi cao thì bạn có thể tiến hành làm hồ sơ đăng ký để nộp về Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Trong trường hợp nếu nhãn hiệu của bạn chưa thật sự đạt yêu cầu để đăng ký thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn hồ sơ.
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Các giấy tờ cơ bản của một bộ hồ sơ đăng ký gồm có:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản);
- Hình mẫu nhãn hiệu (05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80mm và không nhỏ hơn 30x30mm);
- Danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ chuẩn bị đăng ký nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài ra, tùy theo trường hợp cần bổ sung các giấy tờ:
- Quy định về sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể);
- Bản sao chứng nhận kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…);
- Giấy xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có );
- Giấy uỷ quyền theo mẫu;
- Các tài liệu liên quan khác.
Sau khi bạn nộp hồ sơ, Cục SHTT sẽ tiếp nhận và tiến hành xử lý.
Bước 2: Tiến hành thẩm định hình thức đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Cục SHTT tiến hành xem xét đánh giá đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn hiệu, chủ sở hữu, quyền nộp đơn…
- Nếu hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện: Cục Sở SHTT thông báo hồ sơ hợp lệ và chấp nhận đăng công bố hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
- Nếu hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng: Cục Sở SHTT ra thông báo không chấp nhận đơn và đề xuất doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp bắt tay vào sửa đổi và nộp nội dung sửa đổi lại cho Cục SHTT.
- Sau 1 tháng kể từ khi nộp hồ sơ, Cục SHTT tiến hành thẩm định.
- Sau 2 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ, Cục SHTT công bố hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Cục SHTT bắt đầu xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu rồi đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp bạn đăng ký.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu đủ điều kiện: Cục SHTT thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.
- Đơn đăng ký nhãn hiệu không đủ điều kiện: Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp có thể xem xét lại nội dung đơn đăng ký để gửi công văn trả lời. Đồng thời có thể bổ sung các văn bằng bảo hộ hoặc khiếu nại quyết định của cục SHTT.
- Thời gian chờ đợi: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
Bước 4: Đóng lệ phí và nhận về giấy chứng nhận
Sau khi có được quyết định cấp bằng, chủ sở hữu thương hiệu có thể đóng lệ phí cấp bằng. Cần phải đợi từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí để lấy được giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa độc quyền.
Theo trình tự chung, bạn cần phải đợi tổng cộng từ 12-18 tháng để có được giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa.
Ở đâu cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa uy tín?
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, kiêm tư vấn hồ sơ đăng ký. Các bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín, có thâm niên lâu năm, luật sư có chuyên môn cao, sẵn sàng nhận cả những hồ sơ khó xin.
Công ty Luật SBLaw là công ty tư vấn chuyên nghiệp với kinh nghiệm tư vấn cho các tập đoàn nội địa và tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam. Với kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ luật sư vô cùng nhiệt huyết, luôn luôn cập nhật những văn bản pháp luật mới nhất, SBLaw luôn là địa chỉ tin cậy để bạn trao gửi niềm tin!