Sản xuất nội thất ván công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp gỗ hiện đại. Từ việc lựa chọn nguyên liệu, xử lý bề mặt đến khâu hoàn thiện, mỗi bước đều được thực hiện một cách tỉ mỉ nhằm đảm bảo chất lượng và độ bền cho sản phẩm. Cùng tìm hiểu quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp từ A – Z dưới đây.
Contents
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp được tạo ra từ việc ép các nguyên liệu như mùn cưa, cành cây và gỗ vụn với keo và chất kết dính. Quá trình sản xuất gồm việc trộn đều các thành phần rồi nén chặt dưới áp lực lớn để hình thành tấm gỗ với độ dày và kích thước tùy ý. Các loại gỗ công nghiệp thường gặp bao gồm MDF, HDF, MFC, Plywood,…
Ứng dụng của gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp hiện phổ biến trong sản xuất các sản phẩm nội thất như tủ bếp, tủ quần áo, bàn ghế, giường ngủ. Bên cạnh đó, loại vật liệu này còn được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất văn phòng, nhà hàng, khách sạn.
Sự khác nhau giữa nội thất gỗ tự nhiên và nội thất gỗ công nghiệp
Khi lựa chọn giữa nội thất gỗ tự nhiên và nội thất gỗ công nghiệp đề có sự khác biệt rõ ràng:
Nội thất gỗ tự nhiên
- Bền bỉ: Gỗ tự nhiên có cấu trúc chắc chắn, nặng và cứng, giúp đồ nội thất chịu lực tốt, đảm bảo sự an toàn khi sử dụng.
- Thẩm mỹ cao: Vân gỗ tự nhiên đẹp và độc đáo, mang đến sự sang trọng cho không gian sống.
Nội thất gỗ công nghiệp
- Khả năng chống nước và ẩm tốt: Gỗ công nghiệp được cải tiến kỹ thuật, giúp kháng nước và ẩm hiệu quả. Vì vậy, sản phẩm có độ bền cao, không bị cong vênh hay mối mọt, thích hợp cho khí hậu Việt Nam.
- Đa dạng mẫu mã, màu sắc: Gỗ công nghiệp có nhiều lựa chọn từ màu sắc ấm đến hiện đại. Nhờ lớp phủ veneer, laminate hay sơn, bề mặt có thể tạo vân gỗ tự nhiên hoặc hiệu ứng sáng tạo.
- Nhẹ, dễ di chuyển: So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp nhẹ hơn, tiện lợi khi lắp đặt, sắp xếp, đặc biệt trong không gian nhỏ hẹp.
- Giá hợp lý: Gỗ công nghiệp có giá vừa phải, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ.
Quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp 8 bước chi tiết nhất
Quy trình sản xuất nội thất bằng gỗ được thể hiện qua 8 bước chi tiết dưới đây:
Tiếp nhận đơn hàng và bản vẽ thiết kế
Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất là nhận đơn hàng từ khách và thu thập bản vẽ thiết kế chi tiết. Kỹ thuật viên cần xem xét cẩn thận để đảm bảo độ chính xác, thẩm mỹ và khả năng sản xuất của xưởng.
Lên kế hoạch sản xuất
Dựa trên bản thiết kế, các kỹ sư sẽ xây dựng kế hoạch sản xuất chi tiết với các bước sau:
- Phân tích vật liệu: Lựa chọn loại gỗ công nghiệp phù hợp và tính toán số lượng cần thiết cho từng phần của sản phẩm.
- Danh sách phụ kiện: Liệt kê các phụ kiện như bản lề, tay nắm, ray trượt, ốc vít,…
- Lịch trình sản xuất: Xác định thời gian gia công cho từng bước, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu của khách hàng.
Gia công sơ bộ
Sau khi ván gỗ công nghiệp được chuẩn bị, việc xử lý các khuyết tật của gỗ để đạt đúng kích thước và hình dạng theo thiết kế là cần thiết. Trong giai đoạn này, công nhân có thể sử dụng máy cưa bàn trượt cho các ván nhỏ hoặc máy cưa panel CNC cho số lượng lớn. Đối với sản phẩm có biên dạng cong, máy CNC router là lựa chọn lý tưởng.
Hiện nay, nhờ công nghệ tiên tiến, việc cắt và tạo hình trở nên dễ dàng hơn. Phần mềm CAM chuyển đổi thiết kế thành lệnh G-code giúp máy CNC thực hiện gia công với độ chính xác cao, từ các đường cắt đơn giản đến các hình dạng phức tạp và xẻ rãnh đều được thực hiện tỉ mỉ.
Gia công chi tiết
Sau khi cắt, phôi gỗ không thể sử dụng ngay vì dễ bị mẻ cạnh và hư hỏng do ẩm mốc. Để bảo vệ, kéo dài tuổi thọ và nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm, việc dán cạnh là cần thiết. Máy dán cạnh chính là giải pháp cho vấn đề này.
Tạo liên kết cho sản phẩm
Để hoàn thiện sản phẩm như cửa, tủ, kệ, hay bàn, gỗ sau khi xử lý cần được gia công thêm các chi tiết như bản lề, chốt, và rãnh. Các lỗ khoan, rãnh được tạo đúng vị trí sẽ đảm bảo sự chắc chắn và đồng thời nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Lắp ráp sản phẩm
Các chi tiết gỗ sau khi hoàn thiện sẽ được thợ mộc lắp ráp theo bản vẽ, yêu cầu kỹ năng và kinh nghiệm để tạo ra sản phẩm chắc chắn, chính xác và thẩm mỹ.
Kiểm tra chất lượng
Sau khi lắp ráp, sản phẩm sẽ được kiểm tra cẩn thận gồm:
- Xác định độ chính xác kích thước.
- Đảm bảo mối ghép chắc chắn.
- Đánh giá bề mặt hoàn thiện.
Đóng gói và giao hàng
Sản phẩm sau khi được hoàn thiện sẽ được đóng gói kỹ lưỡng bằng vật liệu chống sốc nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển và giao hàng đúng hạn. Với sự hỗ trợ từ thiết bị công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất nội thất gỗ công nghiệp trở nên đơn giản và nhanh chóng.
Từ khâu cắt, tạo hình cho đến lắp ráp đều được thực hiện bởi các máy tự động, giúp tối ưu độ chính xác, rút ngắn thời gian và giảm thiểu nguồn nhân lực. Điều này giúp các nhà đầu tư tiết kiệm cả thời gian và chi phí sản xuất.
Sản xuất nội thất ván công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào những ưu điểm vượt trội như giá thành hợp lý và khả năng tùy biến cao. Để tối ưu hóa quy trình sản xuất, đặc biệt trong việc tạo ra các chi tiết chính xác và đẹp mắt, việc sử dụng máy làm mộng là rất quan trọng. Bạn có thể tìm thấy các dòng máy làm mộng chất lượng cao tại Công Ty Cổ Phần Wood & Brothers, nơi cung cấp giải pháp công nghệ tiên tiến cho ngành nội thất gỗ công nghiệp.