Thermostat là thiết bị được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, đối với nhiều người đây là khái niệm hoàn toàn xa lạ. Vậy thermostat là gì? Chúng có vai trò gì trong thiết bị sử dụng hằng ngày. Tất cả mọi thắc mắc về thiết bị thermostat sẽ được hvac.com lý giải qua bài viết này.
Contents
Thermostat là gì?
Ngày nay, có rất nhiều thiết bị điều chỉnh nhiệt độ không gian khác nhau và thermostat cũng là một trong số các công cụ đó. Thermostat (bộ điều chỉnh nhiệt độ) là thiết bị kiểm soát mức nhiệt trong phạm vi nhất định. Nó bao gồm bộ cảm biến cảm nhận nhiệt độ và rơ le có nhiệm vụ bật hoặc tắt thiết bị điều hòa thông khí, thông gió dựa theo yêu cầu đã được lập trình sẵn.
Về cơ bản, thermostat chỉ là một thiết bị điều khiển giúp điều chỉnh nhiệt độ trong hệ thống làm mát hoặc sưởi ấm. Bạn có thể cài đặt nhiệt độ theo ý muốn và nhiệm vụ của thermostat là duy trì không khí theo mong muốn. Bộ điều chỉnh còn được ứng dụng khá nhiều trong công nghiệp như kiểm soát nhiệt độ lò sấy, ống gió, kho bảo quản,…
>>> Lưu ngay thông tin về Các phương pháp bảo quản nông sản trong kho lạnh
Cấu tạo và thông số kỹ thuật
Sau khi tìm hiểu xong về khái niệm thermostat là gì? Để hình dung rõ hơn về thiết bị này, hvac.com mời bạn theo dõi phần tiếp theo về cấu tạo và số hiệu kỹ thuật của thermostat nhé!
Cấu tạo cơ bản của thermostat
Thiết bị điều chỉnh nhiệt hoạt động nhờ vào sự giãn nở của các dây kim loại bên trong. Sau đó, chúng thông qua mạch được kết nối, kích hoạt hệ thống sưởi hoặc làm mát, bật bơm, quạt, đóng tắt máy.
Thermostat có cấu tạo khá đơn giản, gồm ba bộ phận chính: Bộ phận tiếp xúc nguồn nhiệt (thiết bị cảm biến nhiệt và que dò), bộ điều chỉnh nhiệt độ và phần đóng mở mạch trong bộ điều khiển (relay). Ngoài ra, thermostat còn được cấu tạo từ các bộ phận khác như núm điều chỉnh, hộp xếp, lò xo,… Các thành phần dù chính hay phụ cũng đều quan trọng và hỗ trợ thermostat thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.
*** Xem thêm: BMS là gì?
Thông số kỹ thuật
Để sử dụng thermostat hiệu quả, ngoài việc tìm hiểu cấu tạo của chúng bạn cần quan tâm số hiệu kỹ thuật cơ bản cần đáp ứng khi sử dụng thiết bị này. Thông số kỹ thuật thermostat bao gồm:
- Van điều khiển: Thermostat hoạt động nhờ vào tiếp điểm SPST có khả năng thay đổi trạng thái nhưng lại không chế độ có đóng và mở.
- Dòng điện sử dụng: Đối với dòng điện 5A khi dòng tải của thermostat là điện trở. Ngược lại, đối với điện cảm sử dụng mức điện áp 2A.
- Thời gian thực hiện chu kỳ tự động: Hơn 100.000 chu kỳ tính cho tất cả các tải.
- Thời gian chu kỳ thủ công: Thermostat thực hiện hơn 10.000 chu kỳ hoạt động cho tất cả công tác thực hiện bằng tay.
- Yêu cầu về môi trường: Máy hoạt động hiệu quả nhất ở nhiệt độ có phạm vi từ 5 đến 45 độ. Mức nhiệt độ vận chuyển và lưu trữ dao động từ – 26 đến 55 độ. Độ ẩm nằm trong khoảng từ 5 đến 95% RH, không ngưng tụ ở 26 độ.
>>> Tìm hiểu thuật ngữ: Cold chain là gì? Vai trò của chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam
Nguyên lý hoạt động của thermostat
Bộ điều chỉnh nhiệt độ hoạt động bên trong vòi cảm biến dưới sự tác động của môi chất. Khi nhiệt độ thay đổi, vòi cảm biến tự động cảm nhận được làm thermostat thay đổi theo chiều hướng tăng hoặc giảm tùy thuộc vào thiết lập của người dùng.
Khi môi chất biến dạng, trạng thái của tiếp điểm cũng bị thay đổi theo. Thermostat sẽ bị đóng hoặc ngắt hai tiếp điểm giúp dòng điện chạy qua ở đầu nối. Ví dụ điển hình thermostat gắn trong chiếc tủ lạnh. Bộ điều chỉnh nhiệt độ thường nằm ngăn mát của tủ, đây là vị trí thuận lợi nhất cho việc điều chỉnh. Khi tủ lạnh ở nhiệt độ bình thường, môi chất sẽ ở mức nhất định. Ngược lại, khi nhiệt độ xuống thấp được phát hiện bởi cảm biến, môi chất sẽ sôi lên đồng thời tiếp điểm sẽ bị tách ra.
Nhiệm vụ của thermostat là gì?
Bộ điều khiển nhiệt độ được lắp đặt hỗ trợ cho các vật dụng sử dụng hằng ngày. Thông thường thermostat được ghép nối với điều hòa hoặc hệ thống lò sưởi. Ngoài ra, thiết bị này cũng được ứng dụng khá nhiều trong tủ lạnh, lò nướng, kho đông lạnh,…
Nhiệm vụ chính của thermostat là duy trì sự ổn định của mức nhiệt độ một cách chuẩn xác ở không gian xác định. Ngoài ra, sử dụng thiết bị này giúp tiết kiệm tiêu hao năng lượng nhờ đó mà tiền điện hàng tháng của bạn cũng được giảm một khoảng đáng kể. Đặc biệt, thermostat còn giúp bảo vệ các linh kiện bên trong tránh bị hư hỏng từ tác động bên ngoài.
*** Có thể bạn đang tìm hiểu: Động cơ điều khiển van gió
Các loại thermostat thông dụng hiện nay
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại thermostat để phù hợp với từng ứng dụng khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 3 loại chính được ứng dụng nhiều nhất để bạn có thể tham khảo:
- Thermostat gắn phòng: Thiết bị này dùng điều khiển nhiệt độ không khí của máy điều hòa trong khoảng không gian kín để điều hòa không khí. Thermostat gắn phòng thường được gắn nổi sát vào tường. Tuy nhiên để tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ ngày nay được thiết kế âm vào bên trong tường. Tùy theo nhu cầu, thermostat gắn phòng có thể có màn hình hoặc không. Giá trị cài đặt nhiệt độ của máy này rơi vào khoảng 30 đến 40 độ.
- Thermostat gắn ống gió: Còn được gọi với cái tên duct thermostat có tác dụng điều khiển nhiệt độ và điều hòa lượng không khí trong hệ thống ống gió của tòa nhà. Thiết bị này thường được gắn trên các ống thông gió để bật hoặc tắt quạt, điều hòa không khí.
- Thermostat thông minh: Đây được xem là thiết bị hiện đại nhất hiện nay. Thermostat điện tử được lắp đặt trong các hệ thống nhà thông minh, smart city hoặc smart home. Với thiết bị này, người dùng có thể dễ dàng theo dõi nhiệt độ môi trường một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp có thể giúp bạn hiểu được định nghĩa thermostat là gì? Cũng như cấu tạo và chức năng mà thiết bị điều chỉnh nhiệt độ mang lại cho con người. Hiện nay, có rất nhiều thermostat với công dụng và mức giá khác nhau, bạn cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn sản phẩm phù hợp.