Ly hôn giành quyền nuôi con là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng không may tan vỡ trong hôn nhân quan tâm. Vậy, sau khi ly hôn ai sẽ là người được quyền nuôi con? Và để được nuôi con phải đáp ứng những điều kiện nào? Và tìm công ty tư vấn luật uy tín ở đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Contents
Điều kiện ly hôn giành quyền nuôi con
Ly hôn giành quyền nuôi con là vấn đề đầu tiên mà các cặp vợ chồng tan vỡ quan tâm đến. Việc nuôi dưỡng con cái sẽ được được quy định trong điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Vậy, để thỏa điều kiện về việc giành quyền nuôi con thì cha hoặc mẹ cần đảm bảo về các mặt lợi ích phù hợp với con.
+ Về mặt tinh thần, cha hoặc mẹ phải đảm bảo về mặt nhân cách như: con không bị bạo hành, thời gian chăm sóc con, điều kiện cho con vui chơi phát triển và tình cảm từ trước đến nay dành cho con…
+ Về mặt vật chất, nếu muốn giành quyền nuôi dưỡng con thì cha hoặc mẹ cần phải chứng minh được thu nhập của bản thân cao hơn đối phương và nơi cư trú phải đảm bảo điều kiện nuôi dưỡng để con phát triển, đủ điều kiện cho học tập và vui chơi.
Để thỏa các điều kiện trên, cha hoặc mẹ cần cung cấp cho Tòa án những bằng chứng để chứng minh việc bản thân hoàn toàn có khả năng nuôi dưỡng con.
Vấn đề thay đổi về người trực tiếp nuôi con
Trong trường hợp cha hoặc mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì con sẽ được giao cho người giám hộ nuôi dưỡng. Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn tại Công ty Luật Hà Thành Asia
Trên đây là một số nội dung tư vấn về ly hôn giành quyền nuôi con về những thắc mắc thường thấy của khách hàng. Liên hệ hotline 1900 8963 Công ty Luật Hà Thành Asia để được hỗ trợ.
Với đội ngũ Luật sư chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, hành nghề dựa trên nền tảng “Kiến Thức, Kinh Nghiệm Và Sự Tận Tâm” và “Bảo Đảm Tối Đa Quyền Lợi Hợp Pháp Của Khách Hàng”.
Đội ngũ luật sư tư vấn thủ tục ly hôn của chúng tôi sẽ hỗ trợ đưa ra giải pháp ly hôn tốt nhất, đáp ứng được sự thỏa thuận, mong muốn của cả 2 vợ chồng.’
>> Có thể bạn quan tâm: ly hôn đơn phương