Tiêm filler có hại không

Giải đáp thắc mắc tiêm filler có hại không?

Cách làm đẹp

Tiêm filler có hại không là một trong những nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ đang có ý định làm đẹp bằng phương pháp thẩm mỹ này. Bài viết này của chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các tác dụng phụ của tiêm filler cũng như những lưu ý để tránh nguy hiểm khi thực hiện.

Tiêm filler là gì?

Trước khi tìm hiểu tiêm filler có hại không, chúng ta cần hiểu về khái niệm phương pháp thẩm mỹ này. Công nghệ làm đẹp này được xem là xu hướng được các chị em hiện nay rất ưa chuộng. Hiểu một cách đơn giản, filler là hợp chất làm đầy khuôn mặt, xóa bỏ nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa.

Tiêm filler là gì?
Filler là hợp chất làm đầy khuôn mặt

Chất filler được tiêm dưới mô da nên còn được biết đến với cái tên là chất độn da hoặc chất làm đầy mô mềm. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng làm mờ các vết nhăn ở mắt khi cười, điều trị sẹo mụn.

*** Tham khảo thêm: Phẫu thuật sửa mũi cấu trúc

Các loại filler phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hợp chất làm đầy khuôn mặt khác nhau. Theo các chuyên gia, tùy vào từng loại filler mà có hiệu quả sử dụng không giống nhau. Để trả lời được câu hỏi tiêm filler có tác hại gì không, bạn cần phân biệt một số hợp chất phổ biến dưới đây.

Axit hyaluronic (HA)

Hợp chất này có dạng gel và dễ dàng tìm thấy trong cơ thể người. HA được sử dụng như một công cụ hỗ trợ chăm sóc da, làm căng bóng và xóa mờ nếp nhăn.

Tuy nhiên, do cơ thể con người có khả năng tái hấp thu axit hyaluronic nên kết quả tiêm chỉ kéo dài từ 6 – 12 tháng. Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ làm đẹp mà tác dụng của HA có thể hiệu quả trên 12 tháng tùy theo cơ địa của mỗi người.

Tiêm filler loại HA
Tiêm filler HA

Canxi hydroxylapatite (CaHA)

Tiêm filler có hại không? Loại filler này thường sử dụng các hạt canxi siêu nhỏ để chế tạo và được tiêm dưới da. Theo một vài nghiên cứu cho rằng CaHA có độ đặc cao hơn HA nên rất phù hợp điều trị các nếp nhăn sâu.

Filler loại CaHA
Filler CaHA điều trị các nếp nhăn sâu

Axit poly-L-lactic

Loại filler này có khả năng phân hủy sinh học nên chúng rất hợp hợp sử dụng để kích thích sản sinh collagen. Từ đó, làn da được săn chắc hơn và làm giảm bớt sự xuất hiện của các nếp nhăn.

Axit poly-L-lactic không mang lại hiệu quả tức thì nhưng chúng giữ được kết quả ít nhất 2 năm. Điều này đã làm nó trở thành filler có tác dụng bán vĩnh viễn.

Filler loại Axit poly-L-lactic
Axit poly-L-lactic có tác dụng bán vĩnh viễn

Polymethylmethacrylat (PMMA)

Tiêm filler có tác hại gì không? Hợp chất này được cấu tạo từ các hạt microspheres siêu nhỏ và collagen hỗ trợ làm đầy da. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu cho rằng PMMA có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn.

Loại filler này có tác dụng kéo dài đến 5 năm, tuy nhiên nó không được các bác sĩ thẩm mỹ khuyên dùng. Bởi lẽ, theo các chuyên gia, hợp chất filler có tác dụng càng lâu sẽ làm tăng tỷ lệ biến chứng cao hơn các loại thông thường.

Filler loại PMMA
Tiêm PMMA có hiệu quả đến 5 năm

Tiêm filler có hại không?

Thắc mắc này được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là những ai đang có ý định sử dụng filter để làm đẹp. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, hoạt chất làm đầy có thể có hoặc không gây hại. Bởi lẽ, chúng bị phụ thuộc rất nhiều vào địa chỉ thẩm mỹ mà bạn chọn có uy tín và đảm bảo chất lượng hay không?

Tiêm filler có tác hại gì không
Tiêm filler có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trước đây, có rất nhiều trường hợp tiêm filler bị hỏng cằm, lệch mũi và khuôn mặt bị biến dạng hoàn toàn. Chính vì thế, dù áp dụng phương pháp làm đẹp nào, bạn cũng cần lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín những như tìm hiểu các sản phẩm filler có nguồn gốc rõ ràng.

Tác dụng phụ nguy hiểm khi tiêm filler

Như chúng ta đã biết filler là một phương pháp thẩm mỹ được nhiều chị em sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, bất kỳ một cách thức làm đẹp nào cũng ẩn chứa những nguy cơ tiềm ẩn. Sau đây là các tác hại của tiêm filler mà bạn cần biết để đề phòng.

Tắc mạch

Tiêm filler có tác hại gì không? Biến chứng này được xem là nguy hiểm nhất khi tiêm hoạt chất làm đầy da. Tổn thương do tiêm filler có thể làm tắt các động mạch ở mắt, rất khó cứu vãn và có thể dẫn đến mù lòa.

Một số trường hợp khác làm tác động lên các mạch máu làm nghẽn và gây hoại tử mô. Nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến tai biến, điều trị khó khăn, khó phục hồi hình dáng khuôn mặt như ban đầu.

Tác hại của tiêm filler
Tiêm filler có thể làm tắt mạch

Nhiễm trùng

Tiêm filler có hại không? Tiêm filler tại các cơ sở thẩm mỹ không uy tín có khả năng bị nhiễm trùng rất cao do không thực hiện đúng điều kiện đảm bảo vô trùng. Trong trường hợp này, khi tiêm hoạt chất làm đầy bạn có thể đối mặt nhiều nguy cơ như nhiễm trùng máu, suy tạng, tử vong,…

Tiêm filler có hại cho sức khỏe không
Tiêm hợp chất làm đầy có thể gây nhiễm trùng

Sốc phản vệ

Cũng giống như các loại dược phẩm thông thường, filler được bơm vào để xóa nếp nhăn cũng có nguy cơ gây sốc phản vệ và dẫn đến tử vong.

Hậu quả của tiêm filler không an toàn
Nguy cơ sốc phản vệ từ việc tiêm filler

*** Có thể bạn cần biết: Phương pháp căng da mặt mini

Biện pháp phòng ngừa

Tiêm filler có tác hại gì không? Câu hỏi này được rất nhiều người quan tâm và thắc mắc. Tuy nhiên, phương pháp tiêm chất làm đầy thường không mang lại nhiều rủi ro nếu bạn lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Bạn hãy tìm đến những địa điểm làm đẹp uy tín, cũng như các bác sĩ được đào tạo, có chứng chỉ hành nghề để thăm khám và tiến hành tiêm filler.
  • Cần tìm hiểu kỹ về đặc điểm, công dụng, cũng như các biến chứng của từng loại filler cụ thể. Từ đó, bạn có thể tìm ra hợp chất làm đầy phù hợp với tình trạng cơ thể của mình.
  • Không nên tự ý mua các loại filler được bày bán trên mạng mà không có nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu rõ ràng. Ngược lại, bạn chỉ nên mua các sản phẩm được cung cấp từ nhà sản xuất có uy tín và được cấp giấy chứng nhận an toàn.
  • Bạn cần nhận thức đúng và rõ về tác hại của filler đối với sức khỏe và sự an toàn của bản thân trước khi tiến hành tiêm chúng vào cơ thể.
Tiêm filler và những lưu ý
Nên lựa chọn cơ sở tiêm filler uy tín

Đối tượng không nên tiêm hợp chất làm đầy

Sau khi đã tìm hiểu tiêm filler có hại không, chúng ta sẽ liệt kê một vài đối tượng được các bác sĩ không khuyến khích sử dụng hợp chất làm đầy như sau:

  • Những người đang gặp các bệnh lý về da như phát ban, mụn bọc, nổi mề đay,…
  • Đối tượng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào được ghi trên bao bì.
  • Những ai đang mắc hội chứng rối loạn đông máu hoặc các bà mẹ đang cho con bú cũng không được khuyến khích tiêm filler.
  • Người dưới 18 tuổi chưa trưởng thành và các bộ phận trên cơ thể chưa phát triển đầy đủ cũng không được chỉ định sử dụng filler.
Đối tượng không nên tiêm filler
Bà mẹ cho con bú không nên tiêm filler

*** Đừng bỏ qua thông tin: Nâng mũi bán cấu trúc là gì? Nâng mũi cấu trúc và bán cấu trúc khác nhau như thế nào?

Trên đây là tổng hợp các thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm filler có hại không? Hy vọng với những chia sẻ này, các chị em sẽ có cái nhìn chính xác hơn để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn về phương pháp làm đẹp này.